bước thăng trầm của mọi sinh vật đều mang ý nghĩa sinh tồn: giữa hai cách
khẳng định ấy, có thể có một sự dung hoà; nhưng thông thường, người ta
chỉ bằng lòng trượt từ cách khẳng định này sang cách khẳng định kia. Vả
lại, hễ phân biệt “giới tính” (“sexuel”) và “tính dục” (“génital”), là khái
niệm giới tính trở nên mơ hồ. Có người cho rằng “Đối với Freud
“giới
tính”, chính là khả năng tự thân phát động “tính dục”. Nhưng không có gì
không rõ ràng hơn khái niệm “khả năng”, nghĩa là khái niệm “có thể”: chỉ
có hiện thực mới là bằng chứng không thể chối cãi được của “cái có thể”.
Không phải là nhà triết học, Freud từ chối không biện minh hệ thống của
ông một cách triết học; các môn đệ cho rằng qua đó, ông lảng tránh mọi sự
công kích thuộc địa hạt siêu hình học. Tuy nhiên, phía sau tất cả những lời
khẳng định của ông là những định đề siêu hình học: sử dụng ngôn ngữ của
ông, tức là chấp nhận một nền triết học. Chính bản thân những sự lẫn lộn
này đòi hỏi phải phê bình, vì chúng làm cho công việc phê bình khó khăn.
Freud không quan tâm nhiều đến số phận phụ nữ; rõ ràng là ông sao chép
bức tranh mô tả phụ nữ theo bản mô tả số phận đàn ông mà ông chỉ thay
đổi một vài nét. Ông công nhận bản năng giới tính của đàn bà cũng tiến hoá
như của đàn ông; nhưng không nghiên cứu bản năng ấy trong tự thân nó.
Ông viết: “Dục năng (libido) mang bản chất nam tính một cách thường
xuyên và đều đặn, dù nó xuất hiện ở đàn ông hay đàn bà”. Ông không đặt
vấn đề dục năng của phụ nữ trong tính độc đáo riêng của nó: theo ông, nó
chỉ là một hiện tượng chệch hướng” (déviation) của dục năng của loài
người nói chung, và lúc đầu, dục năng này phát triển giống nhau ở cả nam
và nữ. Freud đưa ra ánh sáng một sự kiện mà trước đó người ta chưa nhận
biết toàn bộ tầm quan trọng: hứng dục (érotisme) nam vĩnh viễn tập trung
vào dương vật (pénis); trong lúc ở phụ nữ, có hai hệ thống hứng dục riêng
biệt: một hệ thống âm vật (système clitoridien) phát triển trong thời kỳ trẻ
con, và một hệ thống âm đạo (système vaginal) chỉ này nở sau tuổi dậy thì.
Khi con trai đạt tới giai đoạn sinh dục, thì quá trình tiến hoá đã hoàn mãn;
từ thái độ tự hứng dục (autoérotique) trong đó khoái cảm hướng và tính chủ
quan của nó, nó phải chuyển qua thái độ ngoại hứng dục (hétéroérotique)