CHƯƠNG 5
Chúng ta vừa thấy là trong bộ lạc nguyên thuỷ, số phận người phụ nữ hết
sức gian truân; đối với động vật loài cái, chức năng sinh đẻ được giới hạn
một cách tự nhiên, và khi nó được thực hiện, cá thể được miễn trừ ít nhiều
hoàn toàn những nỗi nhọc nhằn khác; chỉ có đàn bà là đôi khi bị một ông
chủ có phần yêu sách, khai thác cho đến kiệt sức với tư cách người sinh đẻ,
và trong năng lực cá thể của họ. Chắc hắn đó là trường hợp người phụ nữ
trong thời kỳ cuộc đấu tranh chống lại một thế giới thù địch đòi hỏi phải tận
dụng các nguồn lực của cộng đồng; cùng với những nỗi vất vả của việc
sinh đẻ không ngừng không ngớt và vô tội vạ, là những nỗi mệt nhọc của
công việc gia đình. Nhưng có một nhà sử học cho rằng chính vào thời kỳ
này, ưu thế của đàn ông ít rõ rệt hơn cả; thực ra, phải nói rằng ưu thế ấy bị
chịu đựng một cách tức thì, chứ chưa được đặt ra và mong muốn; người ta
không quan tâm bù đắp những thiệt thòi nặng nể ám ảnh người phụ nữ;
nhưng người ta cũng không tìm cách đoạ đày họ như tình hình xảy ra sau
này trong chế độ phụ quyền. Không một thể chế nào công nhận tình trạng
bất bình đẳng giữa hai giới; vì vậy không có thể chế: không quyền sở hữu,
không quyền thừa kế, không luật lệ. Tôn giáo mang tính trung lập: người ta
thờ cúng một tốtem vô tính nào đó.
Người ta thấy xuất hiện thể chế và luật lệ khi những người du mục sống
cố định trên mặt đất và trở thành những người canh tác. Người đàn ông
không còn chí phải chiến đấu gian khổ chống lại những lực lượng thù địch
nữa, mà bắt đầu tự thể hiện mình một cách cụ thể qua gương mặt mình áp
đặt đối với thế giới, bắt đầu có quan niệm về thế giới và về bản thân mình;
vào lúc ấy, sự phân hoá về giới được phản ánh trong cơ cấu của tập thể, và
mang một tính chất đặc biệt: trong các cộng đồng nông nghiệp, phụ nữ
thường có một ảnh hưởng khác thường. Ảnh hưởng này chủ yếu được giải
thích bằng vị trí quan trọng hoàn toàn mới lạ của đứa con trong một nền
văn minh xây dựng trên cơ sở lao động đồng áng; trong khi lập nghiệp trên