hiện cả hai mặt đực, cái. Chẳng hạn, đối với người Babylone, Đại dương và
Biển là hai mặt hiện thân của sự hỗn mang vũ trụ. Khi vai trò phụ nữ lớn
lên, thì họ thu hút hầu như toàn bộ khu vực của người Khác kia. Lúc đó,
xuất hiện những nữ thần và qua những nữ thần này, người ta thờ phụng
khái niệm sinh đẻ. Người ta tìm thấy ở Suse
hình ảnh xưa nhất của vị Nữ
thần Vĩ đại, người Mẹ Vĩ đại bận tấm áo choàng dài, đội chiếc mũ cao,
trong lúc những bức tượng khác thể hiện thần với những chiếc vương niệm
hình ngọn tháp. Những cuộc khai quật ở Crète
đã tìm thấy nhiều bức, khi
là một phụ nữ phì nộn và ngồi xếp bằng, khi thì mảnh mai và trong tư thế
đứng; thỉnh thoảng có bận quần áo, nhưng thông thường loã thể, kẹp chặt
hai cánh tay dưới cặp vú căng phồng. Nữ thần là hoàng hậu xứ thiên
đường; tượng trưng cho thần, là một con bồ câu cái. Nữ thần cũng là nữ
hoàng xứ địa ngục, bước ra khỏi địa ngục trong tư thế bò, và tượng trưng
cho thần, là một con rắn. Thần xuất hiện trên núi, trong rừng, ngoài biển,
trong khe suối: khắp nơi, thần tạo lập cuộc sống. Nếu giết chết, thì thần làm
cho sống lại. Tính khí thất thường, dâm đãng, tàn bạo như Tạo hoá, vừa
nhân từ vừa đáng sợ, thần trị vì trên toàn bộ bờ biển Egée, ở Phrygie, Syrie,
Anatolie, toàn bộ vùng Tây Á. Tên gọi thần ở Babylone là Ishtar, ở các dân
tộc Sémite27 là Astarté, ở người Hy lạp là Géa, Rhéa hay Cybèle, ở Ai Cập
là Isis. Các nam thần đều thuộc quyền thần, là thần tượng tối thượng trong
các vùng xa thiên đường và xa địa ngục, người phụ nữ sống trên trần gian
trong sự bao vây của những điều cấm kỵ như tất cả mọi thánh vật. Do
những quyền năng của mình, người ta cho phụ nữ là nhà ảo thuật, là mụ
phù thuỷ; người ta gắn liền họ với những lời cầu nguyện; có khi họ trở
thành nhà nữ tu hành. Trong một vài trường hợp, phụ nữ tham gia lãnh đạo
bộ tộc, thậm chí có khi lãnh đạo một mình.
Chúng ta không có một tác phẩm văn học nào của những thời kỳ rất xa
xưa. Nhưng qua thần thoại, di tích, truyền thuyết, các thời đại theo chế độ
gia trưởng để lại kỷ niệm về một thời kỳ trong đó phụ nữ giữ một địa vị rất
cao. Đứng về quan điểm phụ nữ mà xét, thời kỳ Bà la môn là một bước thụt
lùi đối với thời kỳ đầu kinh Vệ đà, và thời kỳ này là bước thụt lùi đối với