GIỚI NỮ - TẬP 1 - Trang 75

tới chết. Khi chồng chết, tập tục, nếu không phải là luật pháp, đòi hỏi người
vợ goá phải kết hôn với một người anh em trai của người quá cố. Tục lệ
này thịnh hành ở nhiều dân tộc phương Đông.

Phong tục người Hy Lạp rất gần gũi phong tục phương Đông; nhưng họ

không thực hiện chế độ đa thê. Chúng ta không rõ thật chính xác vì sao.
Thực tế, việc duy trì một khuê phòng, một hậu cung bao giờ cũng là một
gánh nặng. Mặt khác, lo giữ nguyên vẹn tài sản, người ta dành cho người
con trai cả, những quyền đặc biệt đối với của thừa kế của cha; từ đó, thiết
lập một trật tự thứ bậc giữa những người vợ: người mẹ của người thừa kế
chính có vị trí cao hơn nhiều những người vợ khác. Nếu bản thân người vợ
có tài sản, có của hồi môn, thì đối với chồng, họ là một con người, người
chồng gắn bó với vợ bằng một sợi dây tôn giáo và độc tôn. Chắc hẳn từ đó
hình thành tục lệ chỉ thừa nhận một vợ.

Ở La Mã, chính sự xung đột giữa gia đình và Nhà nước xác định lịch sử

phụ nữ. Người Etrurie

[45]

thiết lập xã hội theo chế độ mẫu hệ, và có thể vào

thời kỳ vương quyền, La Mã vẫn còn theo chế độ ngoại hôn gắn liền với
chế độ mẫu hệ.

Có điều chắc chắn là sau khi Tarquin

[46]

qua đời, chế độ phụ quyền được

khẳng định: đất đai nông nghiệp, tài sản riêng tức là gia đình là tế bào của
xã hội. Người phụ nữ bị lệ thuộc chặt chẽ vào gia sản, và do vậy, vào nhóm
gia đình: thậm chí luật lệ tước đoạt của họ tất cả những sự bảo đảm đã từng
được thừa nhận đối với phụ nữ Hy Lạp trước kia; họ sống trong bất lực và
cảnh lệ thuộc. Dĩ nhiên, họ bị loại trừ khỏi công việc Nhà nước, và trong
cuộc sống dân sự, họ là người vị thành niên vĩnh viễn. Họ không bị trực
tiếp khước từ phần thừa kế cha, nhưng bằng cách gián tiếp, người ta ngăn
cấm họ sử dụng: họ bị đặt dưới quyền một người giám hộ. Người giám hộ
đầu tiên của phụ nữ, là người bố; nếu không có bố, thì những người trong
nội tộc làm nhiệm vụ ấy. Khi người phụ nữ kết hôn, họ bị chuyển “vào tay”
người chồng.

Dần dà, địa vị pháp lý của phụ nữ La Mã thích ứng với điều kiện thực

tiễn của họ. Toà án gia đình bị xoá bỏ trước pháp luật của Nhà nước, và phụ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.