GIỚI NỮ - TẬP 1 - Trang 77

CHƯƠNG 7

Quá trình biến đổi thân phận người phụ nữ không tiếp diễn liên tục. Với

những cuộc xâm lược lớn, toàn bộ nền văn minh được đặt lại. Bản thân luật
pháp La Mã cũng chịu ảnh hưởng một ý thức hệ mới: đạo Cơ đốc; và trong
những thế kỷ tiếp theo, luật lệ của những người man rợ chiến thắng. Tình
hình kinh tế, xã hội và chính trị bị đảo lộn: và vị trí người phụ nữ chịu ảnh
hưởng.

Ý thức hệ Cơ đốc giáo góp phần không nhỏ vào sự áp bức phụ nữ. Dĩ

nhiên,trong kinh Phúc âm có một luồng gió nhân ái thổi tới người phụ nữ
cũng như tới những người bị bệnh phong. Chính những con người nhỏ bé,
những người nô lệ và phụ nữ gắn bó thiết tha với luật pháp mới,hơn ai hết.
Trong những thời kỳ của đạo Cơ đốc, khi chịu phục tùng ách Giáo hội, phụ
nữ được tương đối trọng vọng, nhưng chỉ được tham gia công việc thờ
cúng ở vị trí thứ yếu; người “nữ trợ tế” chỉ được giao những công việc thế
tục: chăm sóc người bệnh, giúp đỡ người nghèo. Và tuy hôn nhân được
xem là một thể chế đòi hỏi lòng chung thủy của cả hai phía, nhưng vợ vẫn
phải phụ thuộc hoàn toàn vào chồng: truyền thông Do Thái kịch liệt chống
đối nữ quyền ấy, được khẳng định qua thánh Paul

[48]

người dựa vào Cựu ước

và Tân ước để thiết lập nguyên tắc đàn bà phụ thuộc và đàn ông:

“Đàn ông không phải được rút ra từ đàn bà, mà là đàn bà từ đàn ông”. Và

ở chỗ khác:

“Cũng như giáo hội phục tùng chúa Jésus, vợ phải phục tùng chồng trong

mọi việc”.

Đối với một tôn giáo coi xác thịt là đáng nguyền rủa, thì người phụ nữ bị

xem là sự cám dỗ đáng sợ nhất của quỷ dữ. Tertullien

[49]

viết:

“Đàn bà, mi là cửa ngõ của ma quỷ. Mi thuyết phục kẻ mà ma quỷ không

dám tấn công trực diện. Chính vì mi mà con trai của Chúa đã phải chết; mi
sẽ phải luôn luôn ra đi, trong quần áo tang và rách rưới”.

Thánh Ambroise

[50]

thì cho rằng:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.