chãi. Fontenelle
viết để bênh vực họ cuốn Khảo luận về Tính đa dạng của
Vũ trụ. Và nếu Fénelon
tỏ ra rất dè dặt trong chương trình giáo dục của
ông, thì trái lại, Rollin, hiệu trưởng trường Đại học Pari mong muốn phụ nữ
được học tập, nghiên cứu nghiêm túc.
Thế kỷ XVIII cũng bị chia rẽ. Năm 1744, ở Amsterdam, tác giả cuốn
Tranh luận về tâm hồn phụ nữ tuyên bố: “chỉ được sinh ra vì đàn ông,
người đàn bà sẽ không còn tồn tại khi thế giới cáo chung, vì không có ích
gì cho đối tượng mà vì đối tượng này họ sinh ra, do vậy, tất yếu, tâm hồn
họ không phải là một tâm hồn bất tử”. Ít triệt để hơn chút ít, Rousseau
trong khi làm người phát ngôn cho giai cấp tư sản, cho rằng vợ là để phục
vụ chồng và sự sinh đẻ. “Toàn bộ sự giáo dục của phụ nữ phải có quan hệ
với đàn ông... Đàn bà sinh ra là để nhượng bộ đàn ông và chịu đựng những
sự bất công của đàn ông.”
Tuy nhiên lý tưởng dân chủ và cá nhân chủ nghĩa ở thế kỷ XVIII ủng hộ
phụ nữ. Phần lớn các nhà triết học cho họ là những con người bình đẳng
với nam giới. Voltaire
tố cáo sự bất công của số phận họ. Diderot
cho
tình trạng thua kém của họ phần lớn là do xã hội làm nên. Ông lên tiếng
kêu gọi: “Hỡi chị em phụ nữ, tôi thương xót các người!” và cho rằng
“Trong tất cả tập tục, sự tàn bạo của các đạo luật dân sự liên kết với sự tàn
nhẫn của tự nhiên chống lại phụ nữ. Ho bị xem như những con người ngu
dại”. Montesquieu
suy nghĩ một cách nghịch lý là phụ nữ phải phụ thuộc
vào đàn ông trong cuộc sống gia đình, nhưng tất cả mọi thứ phải chuẩn bị
cho họ tham gia hoạt động chính trị. Ông viết: “Phụ nữ làm chủ gia đình là
trái lẽ phải và trái tự nhiên... nhưng sẽ không có gì trái nếu họ cai trị một đế
chế”. Helvétius
chứng minh rằng chính tính phi lý của nền giáo dục đối
với phụ nữ tạo nên tình trạng thua kém của họ; và d’ALembert
đồng tình
với quan niệm này. Ở một tác giả nữ, bà de Ciray
, người ta thấy chớm lên
một chủ nghĩa nữ quyền về kinh tế. Nhưng chỉ có Mercier
trong tác phẩm
Bức tranh Paris là phẫn nộ trước cảnh khốn cùng của nữ công nhân và qua
đó, đề cập vấn đề cơ bản của lao động nữ. Condorcet
thì mong muốn phụ
nữ tham gia đời sống chính trị. Ông xem họ bình đẳng với đàn ông và bảo