6
buộc họ vào cảnh nô dịch đối với gia đ nh. Trong một thời gian dài, hợp
đồng được ký kết giữa bố vợ và chàng rể, chứ không phải giữa vợ và
chồng. Chỉ riêng người vợ goá l| được hưởng quyền độc lập kinh tế.
Quyền tự do lựa chọn của cô thiếu nữ bao giờ cùng bị hạn chế; và cảnh
sống độc thân - trừ những trường hợp đặc biệt trong đó nó mang tính chất
thiêng liêng - dồn nàng vào hàng ký sinh hay cùng khổ. Hôn nhân là
nguồn kiếm sống duy nhất và minh chứng duy nhất của cuộc sống xã hội
của nàng. Hôn nhân bị {p đặt cho nàng với hai danh nghĩa một mặt, nàng
phải cung cấp những đứa con cho cộng đồng. Nhưng hiếm có trường hợp
Nh| nước trực tiếp bảo hộ nàng và chỉ yêu cầu nàng làm một người mẹ -
như ở Sparte hay ít nhiều dưới chế độ Đức quốc xã. Ngay những nền văn
minh không biết tới vai trò sinh sản của người bố c ng đòi hỏi nàng phải
chịu sự bảo hộ của một người chồng. Mặt khác nàng có chức năng thỏa
mãn nhu cầu tình dục của một người đ|n ông v| chăm sóc gia đ nh. Tr{ch
nhiệm xã hội {p đặt cho phụ nữ, được xem như một dịch vụ đối với chồng.
Vì vậy, chồng phải tặng quà cho vợ hay cam kết về quyền thừa kế cho
người vợ goá sau này và cam kết đảm bảo cuộc sống cho vợ. Qua vai trò
trung gian của người chồng, cộng đồng làm tròn nhiệm vụ đối với người
đ|n b| d|nh cho anh ta. Quyền lợi của người vợ trong lúc làm tròn bổn
phận, được thể hiện bằng những nghĩa vụ người chồng phải tuân thủ.
Chồng không thể tự tiện cắt đứt sợi dây quan hệ hôn nhân; chỉ có thể bỏ vợ
hay ly dị vợ qua quyết định của cơ quan Nh| nước, v| đôi khi, người
chồng phải bồi thường bằng tiền. Thậm chí người ta lạm dụng biện pháp
này ở Ai Cập thời Bocchoris
1
hay ngày nay ở Mỹ dưới dạng “alirnony”
2
. Từ
xưa đến nay, chế độ đa thê luôn luôn được dung thứ một cách ít nhiều
công khai Đ|n ông có thể chung chăn chung gối với nữ nô lệ, người ở gái,
vợ lẽ, người t nh, g{i điếm; nhưng buộc phải tôn trọng một số đặc quyền
1
Vua Ai Cập (thế kỷ VII trước công nguyên).
2
Tiếng Anh: Tiền cấp dưõng cho vợ (sau khi vợ chồng cách ly).