61
vì thấy nó không hợp với c{i môi trường đứng đắn này biết chừng nào. Về
phía m nh, ngươi chồng cho vợ là một “hài nhi”, không phải l| người bạn
đời mình chờ đợi và làm cho nàng cảm thấy điều đó. Lòng tự ái của nàng
bị thương tổn. Dĩ nhiên, rời khỏi nhà bố mẹ, nàng muốn tìm một người
d n đường, nhưng c ng muốn được coi là một “người lớn”; n|ng ao ước
v n l| đứa bé gái, nhưng c ng muốn là một người vợ; người chồng lớn
tuổi hơn không bao giờ có thể ứng xử cho thỏa mãn được nàng hoàn toàn.
Nhưng dù không hơn kém tuổi nhau bao nhiêu, thông thường cô gái và
ch|ng trai được nuôi dạy theo cách không giống nhau: nàng thì thoát thai
từ một v trụ nữ tính, được dạy dỗ theo đạo lý nữ giới và sự tôn trọng các
giá trị của phụ nữ; còn chàng thì thấm nhuần những nguyên lý của đạo
đức học nam giới. Thường họ hiểu nhau rất khó khăn v| những sự xung
đột chẳng bao lâu mà nảy sinh. Thông thường, hôn nh}n đặt người vợ
trong sự phụ thuộc vào chồng, vì vậy, vấn đề quan hệ vợ chồng, chủ yếu
được đặt ra với người vợ hết sức gay gắt. Cái nghịch lý của hôn nhân là ở
chỗ nó vừa có chức năng t nh dục vừa có chức năng xã hội: tính lưỡng trị
n|y được phản {nh trong gương mặt chồng đối với người vợ trẻ. Chàng là
một vị á thần có uy tín của người đ|n ông v| nhằm thay thế người cha làm
người bảo vệ, người cung ứng, người giám hộ, người hướng đạo; cuộc đời
của người vợ phải nảy nở dưới bóng chàng; chàng là người nắm giữ các giá
trị, l| người bảo đảm chân lý, là biểu tượng về mặt đạo đức của lứa. đôi.
Nhưng chồng c ng l| một “con đực” mà mình cùng phải chia sẻ một kinh
nghiệm thường l| đ{ng xấu hổ, kỳ cục, khả ố, hoặc dữ dội tới mức gây
hoang mang, và d u sao c ng bất ngờ; anh ta c ng đưa vợ vào “đằm”
trong cái “v ng bùn thú vật” trong lúc v n đưa n|ng theo một bước chân
cứng rắn tới lý tưởng.
Trong Thérèse Desquevroux, Mauriac viết: