3.
Ă
n xong Duy uống một viên thuốc bổ màu đỏ khi dùng trà, lấy một
cây tăm xỉa răng, rứt một tí bông gòn lau cây tăm rồi ngậm trong miệng và
lặng lẽ lên gác một mình.
Căn gác thấp và tối om. Duy mở cánh cửa sổ gần mái ngói. Trên
khung trời xám đen phía ngoài đã có mấy đóm sao nhỏ sáng yếu ớt trên đầu
các ngọn cây tre cây gòn ngoài vườn.
Bốn mươi năm dài qua đi lúc nào không hay. Bốn mươi năm trong đời
thì đã có gần ba mươi năm cần cù làm việc. Xây được một cái nhà, sắm
được một cái xe, sinh được một bầy con. Đó là sự nghiệp của một đời
người hay sao?
Những vì sao bên ngoài đã hiện rõ hơn, lấp lánh khắp nơi. Lá cây đen
sậm, lay động mơ hồ.
Đã gần mười năm rồi kể từ khi anh dời đến Qui Nhơn và sống cuộc
đời đều đặn như một chiếc đồng hồ. Mọi người đều cho anh là một kẻ an
phận, thực ra anh cũng đã trải qua một tuổi trẻ hào hùng và sống động.
Năm Duy mười sáu tuổi cũng là năm mà cuộc kháng chiến chống
Pháp bước vào giai đoạn khốc liệt nhất. Người anh cả đã đi bộ đội, còn
Duy, anh gia nhập vào đội xung kích của làng. Làng anh ở cách thị trấn An
Khê chừng hơn ba mươi cây số. Hồi ấy An Khê còn là vùng bị chiếm. Giặc
Pháp phát xuất từ An Khê thường xuyên hành quân càn quét làng mạc, các
quận xã ở dưới chân đèo hay có khi xa hơn nữa. Hàng ngày chúng còn cho
máy bay ném bom hay nã moọc-chê vào các làng đông dân, giết hại đồng
bào, tàn phá nhiều thôn xóm.
Mỗi lần tin tình báo của ta cho biết là “Tây xuống” thì lập tức đồng
bào, già, trẻ, lớn bé đều gồng gánh bồng bế nhau vào tận trong rừng trong
núi đá trong hang sâu mà trốn. Trong lúc ấy thì bộ đội và dân quân du kích