giáo hoàn toàn không hấp dẫn anh chút nào.
— Nhưng ở đấy nói lên sự biểu hiện nghệ thuật cơ mà. Nó nói về con
ngươi và sự khát vọng đối với lý tưởng... ít nhất em cũng cảm thấy như thế.
— Nào, xin cứ tự nhiên. Cảm giác! Em nên nhìn mọi việc bằng đôi
mắt tỉnh táo đi thì hơn.
« Anh ấy và đôn Ê-mi-li-ô khác nhau biết bao !... — Bet-tơ buồn rầu
nghĩ — Đôn Ê-mi-li-ô trử nên hào hứng biếc bao khi nói về nghệ thuật phù
hợp với tâm hồn lãng mạn thơ mộng của ông ta... Còn Jô-dép thì... tất cả
tâm hồn đều bị ràng buộc bởi tiếng gọi của tiền tài».
Nun-ke không cảm thấy rằng trong ngày hôm ấy lần đầu tiên vợ y đã
xét đoán y bằng cái nhìn phê phán dẫn đến sự tan vỡ của cuộc sống lứa đội.
Anh ấy chỉ quan tâm đến danh vọng...và tiền là chúa tể của tâm hồn anh
ta... Lại kiêu ngạo và đầy thiển cận nữa chứ! Cái tên Nun-ke xám xịt mà
anh ấy vui lòng khoác lên người mới thật là hợp với bản chất của anh ấy...
Thật ra cái công việc bí mật mà anh ấy luôn ban rộn là cái quái gì nhỉ ? Còn
tình, yêu đối với Jô-dep chẳng qua chỉ là một quá trình sinh lý học mà thôi.
Ngoài ra chẳng còn gì khác... Anh ấy sùng bái cái bụng. Điều này thật đáng
khinh! Và Jô-dep có bảnh trai không ? Thật ra ảnh chỉ đẹp mã như chú gà
trống, hay như một nhãn hiệu lòe loẹt rẻ tiền của các cửa hiệu tầm tầm... Đã
bao giờ mình thấy anh ấy mó tay vào một quyền sách nào đâu! Có lẽ anh ấy
đang có nhân tình vì càng ngày càng thấy anh ấy sàm sỡ hơn... Lại còn thói
quen hút thuốc xì-gà rẻ tiền ở nhà nữa chứ ?
Ngày này qua ngày khác Bet-tơ càng phát hiện thêm ở chồng những nét ti
tiện và nàng vô tình đem so sánh với người bạn mới: Đôn Ê-mi-li-ô sao mà
thông hiểu nghệ thuật hội họa đến thế! Cũng không phải vô cớ mà người ta
niềm nở đón tiếp ông trong các viện bảo tàng một cách tôn trọng như vậy.
Còn óc thẩm mỹ của ông ta thì rất nhạy. Và phong cách thì như của người
sinh ra đã là quí phái rồi vậy... Tình cảm ông ta thật là dịu dàng, âu yếm và