hoạch của anh là để cho Đô-man-tô-vích gần gũi Xê-rê-đa.
Xê-rê-đa vui mừng đón nhận sự thay đổi đó. Nhưng dù Đô-man-tô-
vích có cố gắng bao nhiêu đi nữa để gây cảm tình với «Tí hon» cũng đều
vô ích. «Tí hon» giận dỗi nói :
— Các anh đều cùng một giuộc cả. Đủ rồi. Tôi đã một lần tâm sự vì
tin... và tôi không điên dại phạm lỗi lần thứ hai trong đời đâu. — «Tí hon»
trả lời giáo viên mới của mình mỗi khi anh ta gằn gũi thân mật.
Ngoài môn bắn súng và đánh vật ra thì Xê-rê-đa không tiến bộ chút
nào cả trong việc học tập.
— Chúng ta làm gì với anh ta bây giờ, ngài Đôm- rai-tơ ? — một lần
Nun-ke hỏi khi báo cáo về «Tí-hon» với Đôm-rai-tơ.
— Trường hợp khác thì chúng ta sẽ bắn bỏ hắn như đối với một con
chó ghẻ vậy. Nhưng lúc này chúng ta đang cần người có thể tin cẩn được.«
Tí-hon» phạm quá nhiều tội đối với đồng bào của hắn. Điều ấy đảm bảo
cho chúng ta rằng hắn sẽ không có đường chạy sang với bọn đỏ. Ngài biết
không ? — Đôm-rai-tơ bỗng tươi nét mặt. — Ta sẽ ghép hắn với một phái
viên và tung đi... Ví dụ như cho Đô-man-tô-vích chằng hạn. Vì chẳng hao
lằu nữa Đô-man-tô-vích sẽ được cử sang Ki-ép với tư cách là đặc phái viên
ở đó. Cứ để «Tí-hon» cùng sang với ngài thống đốc. Kể cũng thú vị đấy!
Họ sẽ kiểm tra và kiềm chế lẫn nhau.
Đô-man-tô-vích vui mừng khi nghe Nun-ke kể lại ý kiến của Đôm-rai-
tơ.
— Tuyệt! Một người giúp việc như «Tí hon» thì đáng giá lắm. Nhiệm
vụ quan trọng thì lẽ dĩ nhiên là không nên giao cho anh ta. Còn lòng trung
thành thì... anh ta sợ sự trừng phạt về quá khứ của mình ghê gớm, có thể tin