từ đầu này đến đầu kia châu Au nữa là.
— Còn các máy ra-đa thì sao ?
— Ta giảm xuổng một nửa, nhưng cứ để cho hoạt động tiếp. Chỉ sau
khi các điệp viên đi một ngày mới được chấm dứt.
*
Phret và Đô-man-tô-vích do công tác cùng tổ nên thường gặp nhau
hàng ngày, đôi khi còn nhiều lần trong ngày. Nun-ke thích thấy họ cãi co
với nhau. Hai người cứ như hai con gà chọi vậy. Chưa bao giờ có việc Đô-
man-tô-vích tán thành đề nghị của Phret, hoặc ngược lại Phret phản đối anh
ta ra mặt. Và Nun-ke đóng vai trò trọng tài hòa giải cho cả hai.
Viên hiệu trưởng xoa tay vẻ thỏa mân. Chính Đô-man- tô-vích không
kém Phret một chút nào. Anh ta thành thạo trong nghề nghiệp, còn về hiểu
biết nước Nga thì có thể thỉ đua với Phret. Việc giáo viên chính thức và phụ
tá ở trong quan hệ đối địch chỉ có lợi cho công tác mà thôi. Vì người này
sai ắt sẽ không tránh khỏi cặp mắt của người kia.
Do quan hệ công tác hai người thường ở lại với nhau, họ bàn về công
việc chung của những kế hoạch sắp tới của trường v.v... và họ cãi cọ, tranh
luận, vỗ bàn đập ghế gay gắt. Tất cả những yiệc đó Đôm-rai-tơ và Nun-ke
đều biểt rõ qua máy thu âm hiện đại nhất của kỹ thuật tình báo Mỹ. Nhờ
những chiếc máy tinh vi như vậy nên Nun-ke đã nghe được câu chuyện ở
quán rượu và thậm chí còn nghe rõ được cả tiếng giãy chết của Prô-tô-pô-
pốp nữa. Việc trang bị hệ thống máy vô tuyến truyền hình đặc biệt để có thể
theo dõi hành động của tất cả mọi giáo viên và học viên, tạo điều kiện cho
Nun-ke và Đôm-rai-tờ theo dõi được mọi người trong khu nhà ở của trường
đang được chuẩn bị.