4 — ĐÀ LẠT HOA HƯƠNG
NGƯỜI đàn bà mặc áo choàng màu xanh sáng, đeo kính, mặt kính tròn rất
to màu khói tỏa từ Nha Trang lên không nói, xuống xe, bỗng đến bên tôi:
— Thưa ông, ông đến ty Văn hóa ạ? Ban Tuyên huấn ạ? Hơi xa đấy, đường
lại quanh co khó hỏi, để tôi đưa ông đi.
Tôi ngại:
— Cô có hành lý, đưa tôi đi thế nào được? Cảm ơn cô, chỉ nhờ cô chỉ
đường giúp cho tôi thôi.
— Ông cũng có hành lý, người đàn bà nói. Ông không thể vừa đi vừa hỏi
như thế. Hay mời ông vào tạm nhà tôi, nhà tôi ở trên dốc này thôi, rửa mặt
uống nước nghỉ ngơi thoải mái đã. Rồi tôi sẽ gọi dây nói cho cho Ban
Tuyên huấn hay ty Văn hóa cho người đến đón ông. Hay tôi lấy honđa đưa
ông đến. Nhà tôi không có ai ở “bên kia” đâu, ông đừng ngại. Ông cũng có
thể ở tại nhà tôi và hằng ngày đi làm việc ở khu hay ở tỉnh nữa: được thế thì
ông già tôi thích lắm. bây giờ ta đi dài dài về phía này, ông.
Mỗi khi nhớ tới Đà Lạt, tôi lại nhớ cái hình ảnh mảnh khảnh của người phụ
nữ Đà Lạt đầu tiên mình gặp đó, trước mắt tôi, non một ngày, chị ngồi yên,
không ăn quà, không nói chuyện, tưởng chừng không nhúc nhích, ngay
ngắn, điềm đạm, lễ phép, không rõ nhận xét thế nào biết là tôi cần về một
cơ quan tuyên huấn và sẵn sàng giúp đỡ như thế. Nhất là tôi nhớ giọng nói
thanh tao, chừng mực, niềm nở, tế nhị của chị. Cái cảm tưởng về Đà Lạt tôi
có năm phút đầu tiên khi bước xuống thành phố cao nguyên này, tôi dàn
dần khẳng định mỗi một ngày ở thêm Đà lạt.
Thành phố là một chiếc nhẫn nạm kim cương mỗi mặt đá một màu đặt
trong một cái hộp xanh sẫm làm bằng rừng thông già. Mỗi lần ngửng lên, ta
lại kinh ngạc, ta kinh ngạc hoài vì cái đẹp khêu gợi của những cái chao lá
thông, chúng tung những hình chóp ánh sáng trắng lên trời, màu trắng rỡ
đọng trong lá xối xuống, tỏa khói và hòa tan trong màu xanh ngọc lạnh của
da trời. Những hồ nước vuông vắn, phẳng lì, không chút gợn dưới trời
tháng bảy, chúng hơi vắng vẻ và không gắn nhiều vào đời sống thường nhật