GÒ CÔNG - XƯA VÀ NAY - Trang 249

B. CÁC DINH THỰ XƯA

PHÁO ĐÀI BIẾN THÀNH TRƯỜNG HỌC

Năm 1866, người Pháp đến Gò-công. Việc trước nhứt của họ là cố thủ.

Đền pháo thủ, bót mã-tà, một pháo đài kiên cố hình chữ thập tại khúc quẹo
cuối cùng của rạch Cửa-khâu. Họ đã chọn để lập đài một địa điểm có thể
kiểm soát cả sự di chuyển trên sông Gò-công. Pháo-đài được xây cất thật
kiên cố : tường dày 60 phân, trên có những tháp canh hai từng trên 10 thước
cao, nền đá xanh dày trên một thước chung quanh đầy lỗ châu mai để đặt
súng bắn ra. Công trình kiến trúc thật vững chắc, mãi tới ngày nay hãy còn
trơ mặt với thời gian, chỉ thiếu những song sắt bị những nhà kinh tế mạo
hiểm gỡ bán cho Nhựt-bổn hồi Nhựt thuộc.

Với thời gian và sự đổi thay của thế cuộc, con dao giết người có thể

biến đổi thành dụng cụ hữu-ích cho người. Pháo đài kiên cố trước kia dùng
để bảo vệ quyền thế thực dân, ngày nay dưới chánh quyền Việt-Nam được
biến đổi thành một trường tiểu-học cho trẻ con trong tỉnh.

PHÁO ĐÀI THÀNH TIỆM CẦM ĐỒ, RỒI NHÀ BẢO SANH

Cũng vào năm 1866, ở Gò-công người Pháp có xây dựng một pháo đài

thứ hai ở kế bên kia bờ rạch Cửa-khâu (hiện tại là ngôi nhà bên hông Phòng
Thông-tin tỉnh).

Pháo đài này cũng không kém kiên cố, cất theo hình chữ nhựt bên trên

có một thâu lôi. Pháo đài oanh liệt một thời, nhưng sự nghiệp nào xây dựng
trên bạo lực cũng không trường cữu. Công ty Hui-Bôn-Hỏa (gọi là chú
Hỏa) mua pháo đài và sở đất, sửa lại làm một tiệm cầm đồ. Nhưng coi bộ
làm ăn cũng không khá hay sao, công ty bán lại cho một Bác-sĩ Việt-Nam
và ông này sửa lại thành một nhà bảo-sanh. Nay của người này mốt của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.