GÒ CÔNG - XƯA VÀ NAY - Trang 250

người kia khó ai giữ được trăm năm, đúng với câu : nhứt khoảng điền thiên
niên vạn chủ.

NGÂN-KHỐ GÒ-CÔNG

Người Pháp coi vậy mà rất bảo-thủ. Họ rất ưa « bổn cũ soạn lại » nên

trải qua các tỉnh đến đâu ta cũng thấy lối kiến trúc của họ rất cổ điển. Ở tỉnh
nào họ bước chân đến thì cũng xúm xít ở một khu vực, tập trung những cơ
sở trụ cốt của thực dân : dinh Tham-biện, đồn lính tập, Ty Ngân-khố, khám
tù… Quyền hành-chánh, tủ bạc, cây súng và khám đường xúm xít ở gần
nhau, mà cũng để cho dễ kết bạc chạy chung một lượt.

Với chủ trương và đề phòng ấy, ngoài dinh chủ tỉnh và khám nhốt tù

ra, cái dinh thứ ba được họ đặc biệt chú trọng là kho bạc.

Dinh thự rộng rãi, có lầu cho viên chủ sở và vợ con ở phía trên, vách

tường dày, cửa nẻo chắc. Ngân-khố Gò-công nằm sát con lộ Gia-Long, là
một sở lầu kiểu xưa không mấy xinh đẹp nhưng rất chắc chắn. Mãi tới ngày
nay ngân-khố đổi chủ mấy lần nhưng vẻ mặt cũng không thay đổi.

DINH TỈNH-TRƯỞNG

Người Pháp đến đô hộ nước ta mỗi tỉnh đều cất giống nhau dinh Tham-

biện có lầu đồ sộ khang trang hơn Ty Ngân-khố. Dinh chánh Tham-biện tức
dinh tỉnh-trưởng ngày nay nằm giữa khuôn viên đất rộng, là dinh thự lớn
nhứt trong tỉnh, được xây cất từ năm 1904.

Ba cuộc Hội-chợ vào năm 1938, 1940, 1942 được lập trong khuôn viên

rộng rãi này. Hiện thời trong vòng thành, dinh tỉnh-trưởng được phân lô
theo mé đường để cất thêm những cơ-sở cần-thiết do sự phát-triển của
hành-chánh như Hội-trường, Ty Thuế-vụ, Kho vật-liệu v.v… Tỉnh cũng đã
xây cất một cư-xá sát bên sân vận động.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.