cho trẻ em và đồng bào nghèo. Nhận thấy công-trình phước thiện và y-tế rất
hữu ích, chánh quyền tiếp tay cất thành một bịnh viện có 3 dãy nhà tường
gạch bông. Kế tiếp cất thêm một nhà bảo-sanh. Dưới nền nhà có những hồ
nước cho nhu cầu trong bịnh-viện. Lần hồi với sự bành trướng của tỉnh-lỵ,
dân số thêm đông, bịnh nhơn thêm nhiều, chánh quyền cất thêm nhiều trại
và phòng, kho thuốc, nhà xác, v.v… Bịnh viện lớn dần để trở nên hình thể
ngày nay. Năm 1968, tỉnh xây thêm một hồ nước lớn với kinh phí trên 2
triệu đồng V.N. chứa nước đủ cung cấp cho bịnh viện.
HỒ NƯỚC MƯA GÒ-CÔNG
Trong khi chờ đợi, dân chúng cứ còn phải chờ nước của Trời. Từ lâu
rồi người Pháp còn để lại 2 cái hồ chứa nước mưa giữa 2 con đường Lê-Lợi
và Võ-Tánh, xây cất như những dãy phố đúc.
Cái hồ lớn dài bằng mười căn phố từ đường Phan-Bội-Châu đến Paulus
Của và Nguyễn-Công-Trứ.
Hồ nhỏ dài bằng 5 căn phố sát đường Nguyễn-Tri-Phương, mỗi năm
phát thẻ cho dân chúng đến gánh nước về dùng theo số lượng dự định cho
mỗi nóc gia trong một tuần. Cái hồ lớn nước đã oi nên bị phá đi để xây cất
nhà việc và trại phố.
Giữa thời buổi trên thế-giới người ta đã dùng được sức nóng mặt trời
để biến đổi nước biển thành nước ngọt được mà ở nước ta còn những tỉnh
phải khổ sở vì nạn thiếu nước như Gò-công, thì có phải đáng buồn tủi hay
không ?
GIẾNG NƯỚC LAYNE
Ở Gò-Công, xứ nước mặn, nước ngọt để uống và nấu ăn là một vấn đề
quan-trọng đã lâu năm làm khổ dân chúng và là mối lo nghĩ cho chính-
quyền. Từ ngàn xưa dân Gò-Công chỉ nhờ Trời mà sống nên nhà nào cũng