Tôi, một Người Da Trắng
Ở Dar es Salaam
, tôi mua chiếc xe Land Rover cũ của một
người Anh đã trở về châu Âu. Đó là năm 1962, vài tháng trước
Tanganyika vừa giành độc lập, nhiều người Anh thuộc chính
quyền thực dân bị mất việc, mất chức và thậm chí mất nhà.
Trong các câu lạc bộ ngày một vắng vẻ của họ, luôn luôn có ai đó
thuật chuyện buổi sáng anh ta đến phòng của mình ở Bộ thì đã
có một người bản xứ ngồi sau bàn làm việc của anh ta và mỉm
cười: “Xin lỗi, tôi rất lấy làm tiếc!”
Màn đổi gác đặc biệt này được gọi là Phi hóa. Một số người vỗ
tay chào đón quá trình này như chào đón biểu tượng của giải
phóng, những người khác tức giận phản đối. Ai vui mừng và ai
chống lại nó thì đã rõ. Để lôi kéo các công chức của mình đến
làm việc ở thuộc địa, London và Paris đã tạo cho họ những điều
kiện sống tuyệt vời. Một công chức nhỏ tầm thường trong bưu
điện ở Manchester khi đến Tanganyika được cấp biệt thự có
vườn và bể bơi, xe hơi, những người phục vụ, các kỳ nghỉ ở châu
Âu, v.v… Đám quan chức thực dân thực sự đã sống rất tuyệt.
Thế rồi ngày qua ngày những người dân thuộc địa giành được
độc lập. Họ tiếp quản nguyên xi nhà nước thuộc địa. Thậm chí
họ còn giữ để không gì thay đổi hết, vì nhà nước này mang lại
cho người của bộ máy hành chính những ưu đãi vô cùng to lớn
mà các chủ nhân mới tất nhiên là không muốn từ bỏ. Hôm qua
còn nghèo hèn, hôm nay họ đã là những người có đặc quyền đặc
lợi, có địa vị cao và tiền đầy túi. Cái nguồn gốc thực dân này của
nhà nước Phi châu - nơi công chức được trả lương vượt quá mọi
mức độ và chừng mực, và hệ thống này được người bản xứ tiếp
quản nguyên vẹn - khiến cho cuộc chiến giành quyền lực ở châu