trong nhà họ. Chính phủ quốc gia nắm lấy chính phủ bang, thế là hết
chuyện.
Ở California thế nào thì ở các nơi khác cũng thế. Tất cả các bang do
Đảng Kho thóc nắm đều bị tàn phá và tắm trong máu. Thoạt tiên, bọn mật
thám và bọn "Trăm đen" gây rối loạn, rồi thì quân đội được phái đến.
Không khí khủng bố bao trùm tất cả các thị trấn nông thôn. Trang trại, kho
tàng, làng mạc, thành phố cháy suốt ngày suốt đêm, khói bốc ngất trời. Mìn
bắt đầu nổ. Các cầu xe lửa và các đường hầm xuyên núi bị phá sập và các
đoàn tàu liên tiếp bị lật đổ. Những người chủ trại khốn khổ bị bắn chết và bị
treo cổ vô tội vạ. Sự trả thù cũng rất khốc liệt: nhiều tên tài phiệt và nhiều sĩ
quan bị giết. Trong lòng người chỉ còn có máu và căm thù. Quân đội chính
quy tàn sát các chủ trại hết sức dã man, không khác gì họ là người da đỏ.
Và quân đội chính quy làm như vậy không phải là không có lí do. Họ bị
tiêu diệt hai nghìn tám trăm người trong những trận đánh mìn khủng khiếp
ở Oregon, và cũng vì trúng mìn mà nhiều đoàn tàu đã bị phá huỷ ở nhiều
nơi, làm nhiều lúc. Thành thử quân đội chính quy cũng phải chiến đấu để
bảo toàn tính mạng, không khác gì các chủ trại.
Còn về dân vệ thì đạo luật dân vệ năm 1903 được đem ra áp dụng và
công nhân ở bang này bị cưỡng bức đi bắn giết đồng chí của họ ở những
bang khác, nếu không tuân lệnh thì bị xử tử. Cố nhiên, lúc đầu, đạo luật dân
vệ đem áp dụng không phải là êm thấm. Nhiều sĩ quan dân vệ bị giết và
nhiều lính dân vệ đã bị toà án quân sự xử tử. Những lời tiên đoán của Ernest
hết sức đúng với trường hợp của ông Kowalt và ông Asmunsen không chịu
làm nghĩa vụ. Hai người được xưng tội cấp tốc. Toà án quân sự là phần
thưởng của họ, và trường bắn quân sự là nơi kết thúc đời họ. Họ bị xử tử:
lưng quay vào đội lính hành hình.
Nhiều người trai tráng bỏ trốn lên núi để khỏi phải đi dân vệ. Họ sống
ngoài vòng pháp luật và mãi tới thời bình mới bị trừng trị. Họ bị trừng trị
rất nặng. Chính phủ ra một bản tuyên cáo gọi những công dân trốn tránh