GULLIVER DU KÝ - Trang 105

Cũng như người Trung Quốc, từ lâu lắm, họ biết nghề in, nhưng các thư

viện không to lắm. Thư viện của nhà vua, được công nhận là thư viện to
nhất quốc gia, cũng không có quá một nghìn cuốn sách, xếp trong một hành
lang dài một nghìn hai năm foot. Tất cả các sách của thư viện, tôi được sử
dụng hết. Bác thợ mộc của hoàng hậu đóng cho cô Glumdalclitch một cái
bục bằng gỗ cao hai mươi nhăm foot, có nhiều bậc, mỗi bậc rộng năm mươi
foot cái bục ấy có thể mang đi mang lại được, vì đặt cách xa tường chừng
mười foot. Quyển sách tôi đọc đặt tựa vào tường. Thoạt tiên, tôi trèo lên
chỏm cái bục, quay mặt vào cuốn sách. Tôi bắt đầu đọc những dòng trên
cùng, đi từ phải sang trái chừng tám hay mười bước, tùy theo bề dài của
dòng chữ, cho đến khi dòng chữ thấp quá, không đọc được nữa thì tôi
xuống một bậc, cứ thế cho đến hết trang, rồi tôi lại trèo lên để đọc trang
sau. Tôi phải dùng hai tay để giở sách. Điều này chẳng khó khăn gì, bởi vì
mỗi tờ giấy dày và cứng bằng bìa carton của chúng ta. Nhưng quyển sách
cỡ to nhất bề dài không quá mười tám hay hai mươi foot.

Văn phong của họ rõ ràng, mạnh mẽ và giản dị, không một chút bay

bướm vì người ta hết sức tránh dùng những từ không cần thiết và những
cách đặt câu cầu kỳ. Tôi chăm chú đọc nhiều sách của họ, đặc biệt là những
loại sách sử học và luân lý học. Tôi rất thích một cuốn sách nhỏ đã cũ, lúc
nào cũng để trong phòng ngủ của cô Glumdalclitch. Cuốn sách này là của
bà bảo mẫu, một người có vẻ đăm chiêu và trang nghiêm, luôn luôn chú ý
đến vấn đề luân lý và sự sùng đạo. Quyển sách bàn về sự yếu đuối của loài
người, nó không được mọi người chú ý lắm, trừ phụ nữ và đám dân chúng.
Dù sao tôi cũng muốn biết một nhà văn của xứ sở này suy nghĩ về vấn đề
đó ra sao. Tác giả cũng chỉ nói những điều ấy rất chung chung như những
nhà luân lý học ở châu Âu. Ông ta chứng minh rằng, về bản chất: con
người là một sinh vật nhỏ bé, bất lực, không thể chống chọi được với
những hiện tượng tự nhiên cũng như với sự hung bạo của thú dữ, và chẳng
thể đọ sức được với con vật này hay con vật khác về các mặt sức khỏe,
nhanh nhẹn, về sự lo xa hay sáng kiến. Ông nói thêm rằng, từ mấy thế kỷ
nay tự nhiên đã thoái hóa dần, và hiện nay, nó chỉ sinh ra những quái thai
so với thời xửa thời xưa. Ông ta nghĩ rằng, loài người lúc mới sinh ra

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.