lạc đà, gối đầu lên cánh tay mà ngắm những ngôi sao lấp lánh trên nên trời
thăm thẳm, hoặc nhìn bóng trăng xanh dịu trải lên những động cát thoai
thoải, trong một cảnh vô biên, tịch mịch, thì lòng họ rung lên một điệu trầm
trầm, họ nhớ lại những thời oanh liệt, mà muốn ca ngợi công lao tổ tiên;
hoặc suy nghĩ về cái mênh mông huyền bí của vũ trụ, do đó họ thành một
thi sĩ hoặc một nhà tu hành.
Tóm lại, sa mạc đã tạo ra ba hạng người: hạng chiến sĩ coi cái chết nhẹ như
không; hạng thi sĩ thích một cuộc đời phóng đãng; và hạng tu sĩ kính
ngưỡng Thượng đế, muốn hiểu cái bí mật của tương lai. Người Ả Rập tự
hào rằng đã tặng cho nhân loại bốn vạn người tiên tri, đã để lại cho chúng
ta vô số những lời sấm truyền, mà lịch sử cũng chứng thực rằng ít gì cũng
có trên trăm nhà tiên tri sinh trên bãi sa mạc Ả Rập.
*
* *
Nhà tiên tri nổi danh nhất, ảnh hưởng lớn nhất đến dân tộc Ả Rập là
Mahomet (570-632).
Chẳng những ông là một nhà tiên tri mà còn là một thi sĩ, một chiến sĩ nữa;
ông ấp ủ tất cả những hoài bão của dân tộc Ả Rập và có đủ tài, chí để thực
hiện những hoài bão đó, nên lập nên công nghiệp rất lớn cho nòi giống.
Hồi trẻ nghèo, ông phải làm hướng đạo cho các thương đội qua sa mạc, đi
khắp nơi này nơi khác, tiếp xúc với mọi giống người. Ông thấy người Ả
Rập chia rẽ, tranh giành nhau, cướp bóc nhau mà đau lòng; nuôi cái mộng
một ngày kia quy tụ họ được, thống nhất họ được để tạo nên một quốc gia
mạnh mẽ.
Năm 25 tuổi, ông vô núi Hira, gần thành Mecque
gian, như Đức Phật dưới gốc Bồ đề, và lần lần ánh sáng hiện ra trong óc
ông. Ông nghĩ ra rằng được nếu muốn thống nhất dân tộc thì phải tạo cho