miền đó luôn luôn bị nạn nhân mãn. Dân chúng nếu vượt biển để qua miền
Soudan thì gặp một xứ còn khô khan, hoang dã hơn xứ Ả Rập nữa, sống
không nổi; mà cũng không thể ngược theo bờ biển Hồng Hải vì bị các dân
tộc khác chận đường, nhất định không cho nhập cảnh, nên họ phải dắt díu
nhau di cư vào giữa bán đảo, tới miền Nedjd, miền Quasim, miền Hamad
để tìm cách sinh nhai. Thành thử trong hàng chục thế kỷ, có những luồng
sóng người cuồn cuộn từ phương Nam tiến lên phương Bắc, rồi phân tán
trong sa mạc. Nhưng sa mạc cháy khô làm sao nuôi nổi những bọn người di
cư mỗi ngày một đông đó? Họ phải chém giết lẫn nhau để sống, để chiếm
một giếng nước, mươi gốc chà là và vài mẫu đồng cỏ. Khắp thế giới không
đâu đời sống cực khổ, gay go như ở đây. Phải chiến đấu suốt đời, nên kẻ
nào sống sót được cũng là những chiến sĩ gan dạ, rất giỏi chịu cực, chỉ có
một bầu nước và một gói chà là, cũng đủ sống ba bốn ngày.
Bản đồ Ả Rập Saudi
Nhưng khi người ta đã quen với đời sống rồi thì người ta thấy yêu cái
cảnh sa mạc hơn là người nông dân yêu đồng ruộng. Một nhà tâm lý nào đó
đã nhận xét đúng: cảnh vật càng khô khan, đời sống càng cực khổ bao
nhiêu, người ta càng quyến luyến với quê hương bấy nhiêu. Sống giữa sa
mạc, người Ả Rập mê những cảnh hoàng hôn rực rỡ, những cảnh cát bụi
mịt trời, những cây chà là xanh mướt bên bờ nước, nhất là sau những cơn
nắng cháy da, mặt trời đã lặn, gió mát hiu hiu, nằm trên cát, bên cạnh con