GƯƠNG CHIẾN ĐẤU - Trang 170

chém nhau; vậy mà trong có nửa thế kỷ hất chân được Thổ và Anh, làm
cho Mỹ phải tôn trọng, là nhờ ở đâu? Đã đành một phần là nhờ may, nhờ
những giếng dầu lửa, nhưng ví thử những giếng dầu đó ở trong tay một kẻ
tham bỉ như Hussein, quốc vương Hedjaz, hoặc nhu nhược như Méhemed
VI, quốc vương Thổ, thì tất phải cong lưng làm nô lệ cho người mà may
lắm là khỏi chết đói. Vậy thì làm dân, cái việc chọn mặt gởi vàng là quan
trọng nhất. Nhưng có phải người xứ nào cũng chọn mặt được đâu? Còn có
vận chăng? Suốt hai ngàn năm lịch sử, dân Ả Rập chỉ gặp vận có ba lần:
lần thứ nhất với Mahomet, từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XII; lần thứ nhì
với Abdul Wahab trong hai thế kỷ XVIII và XIX, lần đó chỉ thành công
được một nửa; lần thứ ba với Ibn Séoud, không biết lần này kéo dài được
bao lâu? Dù sao cũng nên mừng cho họ đã gặp được vị lãnh tụ anh hùng và
khôn khéo. Mustapha Kémal không thèm nhận tiền của người để giữ được
nền độc lập; còn Ibn Séoud cứ nhận tiền của Anh, Mỹ mà vẫn giữ được nền
độc lập, lại làm cho kẻ đưa tiền phải kính phục thì tư cách và tài năng của
ông đã vượt Mustapha Kémal được một bực chăng.

Sàigòn ngày 27/09/1960

Nguyễn Hiến Lê

Trích từ tạp chí Bách Khoa số 111, tháng 8 năm 1961

[18]


Chú thích:

[1]

Ibn Séoud hay Ibn Saoud tức là vua Abdul Aziz Al-Saud, còn gọi là

Abdul Aziz Ibn Saud. (Goldfish)

[2]

Chắc không kể Nga.

[3]

Tức: Arabie Saoudite hoặc Arabie Séoudite (tiếng Pháp), Saudi Arabia

(tiếng Anh); ta thường gọi là Ả Rập Saudi hoặc Ả Rập Xê-út. (Goldfish).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.