kim, mỗi ngày tuôn ra được 41 triệu lít, con đường chở dầu rút ngắn đi
được, giá dầu hạ xuống. Nhờ vậy công ty Aramco sản xuất tăng lên gấp
năm, số lợi tức của Ibn Séoud cũng tăng lên gấp năm.
Cuối năm 1951, Anh lại bị một vố nữa. Ở Syrie, Ai Cập, Irak, Iran, nơi nào
cũng có những vụ lưu huyết, đảo chánh. Nhất là ở Ai Cập, các đảng phái
quốc gia, các giáo phái liên kết nhau để đòi xé hiệp ước Anh - Ai 1936,
đuổi người Anh ra khỏi kênh Suez vì “người Anh làm dơ cái không khí tự
do ở Ai Cập”. Nhưng người Anh cứ phớt tỉnh, theo chính sách “ta đã ở đây
thì ta không đi đâu cả”. Ai Cập bèn tẩy chay Anh, rút tiền gởi trong các
ngân hàng Anh, xui 40.000 thợ làm với Anh đình công, tố cáo Anh đã hứa
rút quân đi mà trên sáu chục lần rồi, nuốt lời hứa như chơi. Thanh niên lo
đúc khí giới, bom, đạn để phá khuấy Anh chứ chưa dám tấn công thẳng.
Đầu năm 1952, quân đội Anh, dưới sự chỉ huy của tướng Erskine giết 46
cảnh sát Ai Cập. Thế là hôm sau một cuộc biểu tình vĩ đại xảy ra ở Caire,
gây ra 400 đám cháy tàn phá những nhà cửa, tài sản của người Anh, thiệt
hại 40 triệu Anh kim. Chín người Anh bị thiêu sống. Tòa đại sứ Anh suýt bị
phá. Anh đối phó lại dữ dội, nhưng cũng chỉ kéo dài tình trạng được thêm ít
năm. (Coi tiểu sử của Nasser trong Gương kiên nhẫn)
Công ty Aramco thấy vậy, hành động cực kỳ khôn khéo, tự động hủy bỏ
khế ước cũ, ký một khế ước mới với Ibn Séoud, tặng nhà vua tới 50% số lời
- chính sách chia đôi: fifty-fifty - lại yêu cầu nhà vua cứ việc đánh thuế vào
số lời của công ty như “Ngài” muốn, vì “Ngài” là chủ. Như vậy không còn
là 50-50 nữa, mà có lẽ là 55-45, 55% về nhà vua, 45% về Aramco
. Ibn
Séoud mỉm cười nhưng Anh lại nhăn mặt.
Vì Irak thấy vậy cũng yêu cầu công ty Irak Petroleum của Anh “xét lại
giùm cho”. Anh không chịu. Đảng quốc gia Irak nổi lên ám sát thủ tướng
Ali Razmara, con người thân Anh, và đưa Mossadegh lên. Mossadegh đòi
quốc hữu hóa các mỏ dầu và đuổi người Anh ra khỏi cõi. Anh cương quyết
bám lấy địa vị, Mossadegh thua mặc dầu nhiều lần đã khóc hết nước mắt để