là gan thép.
*
* *
Vào khoảng 1946, 1947 có tin đồn rằng các mỏ dầu ở Mỹ sắp cạn. Chính
phủ Mỹ đâm hoảng. Cũng may tin đó sai, nhưng Tổng thống Truman phải
lo xa, càng bám chặt vào những mỏ dầu Ả Rập. Lại thêm Nga vẫn dòm
ngó Tây Á, thành thử miền này quan trọng nhất thế giới về chiến lược. Các
nhà chuyên môn đã tính phỏng cứ theo cái đà khai thác hiện nay thì các mỏ
dầu lửa ở Mỹ vài chục năm nữa sẽ cạn, ở Nga còn được dăm chục năm nữa,
ở vịnh Ba Tư còn được tới trăm rưỡi năm nữa. Như vậy ai làm chủ xứ Ả
Rập sẽ làm chủ cả cựu lục địa.
Vì thế năm 1951, vừa mãn hạn, Mỹ vội ký ngay với Ibn Séoud một hiệp
ước, xin mướn phi trường Dahran thêm năm năm nữa, rồi lập thêm nhiều
căn cứ quân sự ở bờ phía Bắc bán đảo Ả Rập.
Mặt khác chính phủ Mỹ hạn chế sự khai thác những mỏ dầu ở Mỹ, mà cách
công hiệu nhất để hạn chế là sản xuất dầu lửa Ả Rập cho thật rẻ, đem bán ở
châu Âu, như vậy dầu sản xuất ở Mỹ chỉ dùng trong nước thôi, không xuất
cảng được nữa.
Muốn hạ giá bán thì phải hạ giá chuyên chở, mà dầu lửa vịnh Ba Tư muốn
đem qua Âu châu phải đi vòng lại Aden, vô Hồng Hải, qua kênh Suez. Các
công ty Mỹ thiếu tàu dầu, phải thuê Anh chở. Anh tính giá cao lại bắt chịu
thuế qua kênh Suez (lúc đó kênh Suez vẫn còn thuộc Anh, thành thử giá
dầu lửa ở vịnh Ba tư hơi cao.
Muốn, thoát ly sự lệ thuộc vào Anh, Mỹ đóng thêm tàu dầu và dự định đặt
ống dẫn dầu xuyên Ả Rập, nối Dahran với Địa Trung Hải. Thế là có sự
cạnh tranh ngấm ngầm giữa “dầu lửa Mỹ kim” và “dầu lửa Anh kim”.