GƯƠNG CHIẾN ĐẤU - Trang 164

chất để đúc cát lại thành khối. Cuối năm 1951, công việc hoàn thành.

Rồi tiếp tục:

- Làm con đường xe lửa xuyên Ả Rập, dài 1.100 cây số, nối vịnh Ba Tư với
Hồng Hải, chạy ngang qua Ryhad, phí tổn khoảng 32.000.000 Mỹ kim.

- Nối dài con đường Damas - Médine cho tới Aden, đi ngang qua thánh địa
Mecque và nối liền với đường xuyên Ả Rập.

Các chuyên viên đều lắc đầu, ngán ông vua mê đường xe lửa đó (the rail-
minded king).

Tấn bộ nhất là công việc lập những phi trường tối tân ở Hasa và một đội hải
quân. Thế là chỉ trong khoảng tám năm (1945-1953), xứ Ả Rập Séoud đã
tân thức hóa. Kinh đô Ryhad xây cất lại, nguy nga và tráng lệ, có cung điện,
vườn thượng uyển trồng hằng vạn gốc trúc đào; đủ các kỳ hoa dị thảo rung
rinh dưới ánh một vạn ngọn đèn điện, y như “cung điện Versailles giữa sa
mạc”. Nhưng không phải là để ông hưởng một mình, vì Ibn Séoud tuyên bố
rằng bất kỳ người nào đặt chân lên kinh đô tức thị khách của ông rồi, cứ vô
cung điện, sẽ được đãi ăn.

Vậy thì vị Quốc vương Ả Rập này biết cái đạo “dữ dân đồng lạc” của Mạnh
Tử chăng? Mà cái vườn thượng uyển của ông giống cái vườn bảy chục dặm
của Văn Vương chăng?

Không biết Ibn Séoud đãi khách tứ xứ quan trọng ra sao, chứ đời sống của
ông vẫn giản dị như hồi lang thang trong sa mạc Ruba-al-Khali. Không
nằm giường, chỉ cần một chiếc chiếu trải trên đất. Lâu đài thì rực rỡ vàng
son mà ông vẫn thích ở lều. Thức ăn thì chỉ có sữa lạc đà, ít miếng thịt và
vài trái chà là, tuyệt nhiên không uống rượu. Ông đã giữ đúng lời dạy trong
thánh kinh Coran và lời gia huấn của vua cha. Và ai vào yết kiến ông thì cứ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.