GƯƠNG CHIẾN ĐẤU - Trang 32

tiểu thuyết dạy cho ta đạo khiêm tốn và bác ái.

*
* *

Dostoïevsky vốn trọng thi sĩ Pouchkine. Năm 1860 dân tộc Nga làm lễ truy
điệu Pouckine, mời Dostoïevsky tới Moscou diễn thuyết. Lúc đó giới trí
thức Nga chia làm hai phe: phe bảo thủ muốn giữ quốc hồn quốc tuý; và
phe cấp tiến muốn cải cách theo Tây Âu. Cả hai đều muốn đăng đàn chứng
minh rằng tư tưởng của mình hợp với tư tưởng của Pouchkine, nghĩa là
muốn giành Pouchkine về phía mình. Tình hình có thể rắc rối, Dostoïevsky
đọc một bài diễn văn hùng hồn để giảng hoà hai bên, nhấn mạnh rằng
Pouchkine có óc quốc gia thuần tuý nhưng cũng có tài thu thập tinh hoa các
dân tộc khác. Thanh niên hoan nghênh ông nhiệt liệt. Tiếng vỗ tay vang
như sấm. Một bọn thiếu nữ vội chay đi mua hoa về đeo đầy người ông. Ông
đã leo tới bực thang chót của đài danh vọng. Nhờ kiên nhẫn, làm việc tận
tuỵ trong ba chục năm trời và nhờ bà vợ giúp sức, ông đã thắng được định
mạng, trả hết nợ, nhà cửa phong quang, gia đình êm ấm.

Nhưng ông chỉ hưởng được cảnh đó chỉ có sáu bảy tháng. Ngày 28 tháng
giêng năm 1881, sau mấy ngày ngoạ bệnh, mấy lần thổ huyết, ông tắt nghỉ.
Thanh niên tranh nhau khiêng quan tài tới nhà thờ. Lính canh phải đóng
cửa nhà thờ vì không còn chỗ đứng. Có kẻ mặc tang phục, dắt con gái, mạo
nhận là bà Dostoïevsky để được vô. Ba vạn người, bảy mươi cơ quan phái
người đưa ông tới huyệt: có đủ các giới từ các ông hoàng, các linh mục, thợ
thuyền, nông dân, và cả hành khất; cờ đâm tua tủa lên như rừng, hoa thơm
chất thành núi. Và còn hơn các văn hào khác, tới nay tám chục năm, danh
ông mỗi ngày một tăng chứ không hề giảm. Ông nói: “Muốn viết cho hay
thì phải đau khổ, đau khổ”. Suốt đời, ông đã thực hành đúng lời đó .

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.