GƯƠNG CHIẾN ĐẤU - Trang 50

văn nghệ ngạc nhiên: Những đứa con của miền băng giá (Les enfants de la
terre glacée), Cuộc tuần du của chiếc Dazzles (La croisière du Dazzles), và
Cô con gái của xứ tuyết (La fille de neiges). Báo chí ca tụng ông là
Kippling của Mỹ.

Ít lâu sau, cuốn Tiếng gọi của rừng

[4]

– tác phẩm có giá trị nhất của ông –

ra mắt độc giả. Nhưng ông chỉ lãnh được có hai ngàn đô la, mà nhà xuất
bản chắc lời gấp trăm số đó vì tác phẩm được dịch ra hai chục thứ tiếng và
đã bán được hai triệu cuốn.

Năm 1904, tình hình giữa Nga và Nhựt căng thẳng, tờ San Francisco
Examiner
biết trước thế nào cũng có chiến tranh, yêu cầu Jack London qua
Nhựt làm đặt phái viên cho báo. Ông nhận lời. Xuống tàu Sibéria trước khi
chiến tranh nổ.

Tới Moji, một điểm quân sự, ông bị nhà cầm quyền Nhựt giữ lại điều tra,
rồi gởi về Kokura để điều tra thêm; rốt cuộc ông bị giam, máy chụp hình bị
tịch thu, viên đại sứ Huê Kỳ ở Tokyo phản đối, công an Nhựt phải thả ông.

Sau nhiều gian nan ông tới được Séoul, kinh đô Triều Tiên, nơi đó đại đội
đầu tiên của Nhựt đóng binh. Tướng Nhựt tiếp đãi ông nhã nhặn, phái năm
sáu người theo hầu ông, nhưng không cho ông làm được việc gì cả, bài viết
phải đưa họ kiểm duyệt, hình chụp cũng vậy và ông không được ra khỏi
châu thành ngoài hai cây số. Nhưng ông cũng có dịp nhận xét tâm lý dân
tộc Nhựt mà cảnh cáo người Mỹ: “Cái hoạ Nhựt Bản về kinh thế không
đáng lo bằng cái hoạ về chiến tranh. Nếu họ thắng Nga, thì họ sẽ kiêu căng
lắm, mà những người da trắng sẽ khó sống trên đất họ”.

Trong khi ông ở Triều Tiên thì bà vợ ở San Francisco đưa đơn xin ly thân,
nhờ trưởng toà niêm phong gia sản cùng thư viện của ông. Cố giấu nỗi khổ
tâm, ông cặm cụi viết cuốn Nanh trắng (Croc blanc). Cũng may ông được
một thiếu nữ, cô Charmian, mến tài, hiểu lòng và an ủi ông; và cuối năm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.