GƯƠNG CHIẾN ĐẤU - Trang 53


Mùa xuân năm 1914, khi chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ không
tránh khỏi, Jack London được một tờ báo mời làm thông tín viên. Ông vui
vẻ nhận lời, hy vọng sẽ viết được nhiều bài tường thuật có giá trị. Trước khi
ra chiến trường, ông đi thăm các cơ quan quân đội, thốt lên lời này:

“Nếu người ta áp dụng cách tổ chức, cùng nhau phát minh khoa học để cải
thiện nhân sinh, chứ không phải để chém giết nhau thì thế giới này sẽ đẹp
biết bao!”. Thấy sự tàn phá ghê gớm của bom đạn, ông không tin rằng có
đại chiến giữa các cường quốc, vì theo ông, không dân tộc nào ngu dại tới
nỗi tự tử bằng cách dùng súng ống để giải quyết những xích mích với một
dân tộc khác, ông còn ngây thơ mà tuyên bố rằng nghề đi lính sẽ yên ổn
hơn nghề làm thợ: nghề làm thợ còn thường bị tai nạn về máy móc chứ đi
lính thì không bao giờ phải bắn nhau vì không có đại chiến nữa.

Không một dân tộc nào muốn chém giết nhau cả, những kẻ gây chiến để
thủ lợi thì vẫn còn, mà dân chúng thì răm rắp theo họ, và ít tháng sau đại
chiến nổ ở châu Âu. Lúc đó Jack London đau bao tử, mất ngủ, về trại
dưỡng sức.

Thấy đảng Xã hội bất lực, ông tuyên bố ra khỏi đảng rồi xuất bản thêm
cuốn Hải báo (Loup de mer).

Năm 1916, sức ông mỗi ngày mỗi suy, mà ông vẫn tiếp tục viết. Bệnh bao
tử nặng quá, không sao chữa được, ông mê man rồi tắt thở ngày 21 tháng
11, để lại bản thảo cuốn Cherry chưa viết xong.

Trước khi chết ông viết thư cho một bạn thân, bác sĩ Ecrison, dặn dò những
lời cuối cùng: “Hoả tán là cách độc nhất thích nghi, hợp lý và đoan chính
để cho đời khỏi bận về ta (…). Như vậy cũng tiện cho con cháu nữa. Tại
sao để cho thể xác thối nát của ta làm xấu cảnh thiên nhiên đi (…)? Vả lại
đọc sử ta chẳng thấy rằng bao nhiêu những gắng sức ích kỷ để vĩnh tồn sau

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.