GƯƠNG CHIẾN ĐẤU - Trang 56

“vua Voltaire”, rồi sau khi chết lại được phương Tây dùng tên mình để chỉ
một thế kỷ, “thế kỷ Voltaire”, tức thế kỷ XVIII. Chính Victor Hugo già nửa
đời chỉ mong tên mình được dùng để thay tên Paris mà không được, cũng
phải nhận rằng Voltaire tiêu biểu cho cả thế kỷ XVIII. Thật là từ xưa tới
nay chưa một văn hào được những vinh dự như vậy. Mà xét học thuyết của
Voltaire, đức hạnh của Voltaire thì ta thấy chẳng những kém xa Khổng tử
mà còn kém xa cả nhiều triết gia châu Âu đương thời như Montesquieu,
Rousseau, Kant, Adam Smith... thế thì nguyên do tại đâu mà Voltaire được
ngưỡng mộ lạ lùng như vậy?

*
* *

Muốn hiểu đời ông vua không ngôi đó, ta nên biết qua tinh thần của thế kỷ
XVIII.

Nhiều sử gia gọi thế kỷ đó là thế kỷ cuối cùng của chế độ quân chủ ở châu
Âu. Nhận xét đó rất đúng. Sau cuộc cách mạng 1789 ở Pháp, qua thế kỷ
XIX, ở châu Âu và ngay ở Pháp cũng còn ít nhiều ông vua nhưng chế độ
quân chủ đã khác, không như chế độ từ Louis XIV trở về trước. Ông vua
nào độc tài như Nã Phá Luân thì cầm quyền không bền, mà dù độc tài cũng
không dám coi thường dân chúng nữa, còn những ông khác thì quyền hành
không có bao nhiêu. Sự thay đổi lớn lao đó nảy mầm từ thế kỷ XVIII. Dưới
thời Louis XIV, dân chúng vẫn trọng vua nhưng đã ngờ rằng nhiều ông vua
bất lực, không đủ tài cán để hiểu tình thế, không đủ sáng suốt để trị dân.
Mới đầu người ta nghi ngờ rồi sau người ta chỉ trích.

Hạng quý phái thì mỗi ngày một sa đoạ. Họ đầu cơ, phung phí, cờ bạc,
rượu chè, trai gái. Cái tội dâm loạn mà phương Đông chúng ta thời đó cho
là ghê tởm, thì họ, các ông Công, ông Hầu, bà Bá, bà Nam của phương Tây
cho là một cái “mốt”, một “mốt quý phái”. Chung tình với vợ, với chồng ư?
Phì! Đồ lạc hậu, quê mùa! Phải nay đi với bà này, mai đi với bà khác mới là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.