GƯƠNG CHIẾN ĐẤU - Trang 87

Méchin (Albin Michel – 1954), lòng ngưỡng mộ của tôi có hơi kém vì tác
giả vô tư hơn Sherrill, đã vạch cho tôi thấy vài cái tật lớn của Mustapha
như tật quá tự cao tự đại và quá độc tài, nhưng tôi vẫn còn phục đức sáng
suốt, kiên quyết và biết nắm lấy cơ hội của nhà cách mạng Thổ.

*
* *

Benoist Méchin đã khen sự nghiệp của Mustapha Kémal là “vô tiền trong
lịch sử”. Ông bảo: “Xin độc giả tưởng tượng giữa cái thời nguy kịch nhất
của triều đại Justinien, thế kỷ thứ 5, một người xuất hiện trong cảnh đổ nát
của đế quốc La Mã mà xây dựng được một quốc gia Ý võ trang đầy đủ; thì
đo, chính sự nghiệp đó là sự nghiệp mà người chiến thắng ở Sakharaya đã
làm được cho nước Thổ”.

Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ cùng một giồng giống với dân tộc Mông Cổ, cả hai
đều xuất hiện ở trung bộ châu Á có lẽ từ ba, bốn ngàn năm trước. Họ đều là
những dân du mục, sống rất giản dị và coi thường sự chết. Lời dưới đây của
một sử gia gán cho Attila

[2]

: “Ngựa ta đã qua miền nào thì cỏ nơi đó

không mọc lại được nữa”. Chính là lời miệng của chiến sĩ Thổ. Họ rất hiếu
chiến và rất thiện chiến, tấn công như vũ bảo, tàn sát ghê gớm, các dân tộc
khác đều kinh khủng. Cuối thế kỷ 13, họ rời trung bộ châu Á, tiến về
phương Tây, đi qua Ba Tư, Arménie, tới bờ sông Sakharya ở Tiểu Á (miền
Angola

[3]

ngày nay), thấy đất đai phì nhiêu, định cư luôn tại đó và bắt đầu

xâm chiếm các miền chung quanh. Tới giữa thế kỷ 16, họ cường thịnh nhất,
lập được một đế quốc

[4]

rộng gần bằng đế quốc La Mã thời xưa, phía bắc

giáp Áo, Ba Lan, Nga, phía đông giáp Ba Tư, phía nam gồm một dãy từ
vịnh Ba Tư qua Hồng Hải, Ai Cập, Tripolitaine, Tunisie, Algérie (coi bản
đồ trang 108). Họ kiểm soát ba phần tư Địa Trung Hải và một nửa Vịnh Ba
Tư. Có thể nói rằng miền phong phú nhất phương Tây hồi đó ở trong tay
họ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.