vinh dự.
Ít năm sau, cậu ham mê chụp hình, chế tạo lấy được một máy phóng đại và
tài tình ơhn nữa, khéo tính toán, sắp đặt ra sao mà tự chụp lấy cho mình
được trong khi ngủ say.
Năm mười bảy tuổi, cậu vô trường kỹ thuật ở Glasgow để học ngành kỹ sự
điện. Cậu thi ra đậu cao, lên trường Đại học Glasgow, vừa học vừa tìm hiểu
mọi phát minh mới. Nhưng trường không cho phép sinh viên thí nghiệm,
cậu phải thí nghiệm ở nhà bằng những dụng cụ thô sơ. Cậu dùng chất
sélénium, chế được một kiểu chuông cứ có ánh sáng mặt trời chiếu vào là
reo. Do đó, cậu nảy ra ý dùng phương pháp biến hóa ánh sáng thành dấu
hiệu điện để truyền hình ảnh đi xa.
Đại chiến thứ nhất làm John phải ngưng học hành và tìm tòi. Chàng nhập
ngũ, nhưng vì ốm yếu, khỏi phải ra mặt trận mà được làm kỹ sư giám đốc
một nhà máy điện lớn chuyên phát điện cho những xưởng chế tạo tàu chiến
và binh khí.
Trong thời gian đó, chàng vẫn có chứng chân lúc nào cũng lạnh buốt, phải
lấy một loại giấy như giấy bàn để bao cho ấm. Chiến tranh kết liễu, chàng
tự thấy không đủ sức khỏe theo nghề kỹ sư điện, muốn xoay qua thương
mãi và nảy ra ý chế tạo những chiếc vớ bằng giấy đem bán ở các tiệm bào
chế. Kiểu vớ Baird, mùa hè thì mát mà mùa đông thì ấm, bán khá chạy.
Chàng bèn hăng hái tung ra thị trường một món hàng nữa, thứ kem đánh
giầy hiệu Osmo. Vừa ho, vừa xổ mũi, hắt hơi, chân lúc nào cũng đi vớ và
giầy cao ống, John suốt ngày phải chỉ huy thợ thuyền, giao thiệp với khách
hàng, sau không chịu nổi, hóa đau. Lúc đó chàng mới thấy buôn bán còn
mệt gấp mười làm công chức, đành nhường cửa hàng cho người khác rồi
tìm một nơi ấm áp, quanh năm có ánh nắng để nghỉ ngơi. Biết tìm nơi nào
bây giờ? Ở trên đất Anh thì có chỗ nào mà không lạnh lẽo và đầy sương mù
trong tám chín tháng mỗi năm?
*
* *