cáo không công cho mình. Quả nhiên sau vụ ấy, chủ một hãng bán máy vô
tuyến điện ở Luân Đôn đọc bài tường thuật xong, chạy lại kiếm ông, xin
tặng ông một số tiền lớn để được hùn một nửa cổ phần với ông trong sự
khai thác điện thị. Thế là con diều đương đảo đảo muốn cắm xuống đất, lại
cất cánh bay vút lên trên không. Ông chấp thuận liền, nghĩ đã tới lúc cần
cho thiên hạ biết mặt biết tên, bèn dọn hết cả “hòng thí nghiệm” ở Hastings
về Luân Đôn.
*
* *
Và cơ hội để cho thiên hạ biết mặt biết tên đã tới, y như sở nguyện của ông.
Năm 1925, một hôm, một nhà buôn lớn ở Luân Đôn, lại đề nghị với ông:
bằng lòng trả ông 25 Anh kim mỗi tuần và chịu hết các phí tổn để ông bày
kiểu máy của ông trong gian hàng đồ điện, miễn là ông chịu ra mắt quần
chúng mỗi ngày ba lần.
Baird lúc đó đã cạn túi, nhận lời, mặc dầu biết rằng máy của mình chưa
hoàn hảo, không nên bày ra cho công chúng coi vội. Thương gia nọ bèn
cho in ngay quảng cáo, đại ý như vầy:
“Máy chúng tôi triển lãm ở đây là máy đầu tiên trong loại của nó; nó dùng
để truyền hình nhưng khác hẳn các máy chụp hình, cũng như máy điện
thoại khác hẳn máy điện tín.
…Máy đó còn thô sơ lắm, vì nhà phát mình còn thiếu vốn, mà vốn giữ một
địa vị quan trọng nhất trong việc thực hành. Hình ảnh được truyền tức thì,
nhưng nó còn chập chờn, mờ mờ; và tới ngày nay, người ta chỉ truyền
được những hình rất đơn sơ thôi. Nhưng xin chư vị nhớ chuyện phát minh
máy hát của Edison: hồi mới đầu, câu hát: “Mary có một con cừu nhỏ”(1)
cũng có rõ ràng gì đâu, chỉ những người đã nghe quen rồi mới hiểu được,
nhưng chính nhờ kết quả đó ta mới có máy hát ngày nay. Vậy kiểu máy