GƯƠNG HY SINH - Trang 112

thấy mặt ông hiện lên trên tấm gương.
Ít bữa sau, Baird mời các ông trong viện Hàn lâm khoa học Luân Đôn tới
coi. Mọi việc đều như ý, nếu không có một sự vô ý nho nhỏ này: một cụ
hàn tò mò lại gần máy quá, nên chòm râu vướng vào một cái đĩa đương
quay, gỡ mấy phút mới ra, làm cụ vừa sợ vừa ngượng.
Ông tặng máy đó cho Viện Khoa học South Kensington và chế tạo một máy
khác hoàn hảo hơn. Tức thì danh tiếng ông vang lừng và cái bọn làm áp
phe cặp da cộm, xì gà gộc lại nườm nượp ra vào nhà ông, và ông suýt bị
chúng bóc lột.

*

* *


Baird xin bằng sáng chế, hy vọng lập một cơ quan điện thị ở nước Anh.
Nhưng đài phát thanh B.B.C. của Anh bảo rằng muốn lập cơ quan đó thì
phải được đài cho phép, và phải để cho đài điều khiển, mà lúc đó đài chưa
có ý dùng điện thị để truyền tin. Như vậy thì còn trông mong gì được nữa,
chỉ còn cách đập máy hoặc bỏ nước mà đi thôi.
Nhưng quần chúng thích được coi điện thị, đả đảo chính sách độc đoán của
B.B.C. và các ông nghị sĩ làm dữ, buộc chính phủ phải can thiệp. Bạn lạ gì
tính cách chậm chạp trong những cuộc can thiệp miễn cưỡng như vậy. Một
bên là đài B.B.C quyền thế nhất trong nước, một bên là một nhà phát minh
nghèo. Người ta điều tra ba bốn lần, hội hợp nhau thảo luận cả chục lần,
kéo dài tới bốn năm. Trong thời gian đó Baird tiếp tục cải thiện máy, năm
1928, truyền hình được từ Luân Đôn tới Nữu Ước, làm cả thế giới ngạc
nhiên.
Trước thành công rực rỡ làm vẻ vang cho tổ quốc đó, chính phủ không dám
làm ngơ nữa, đành bắt đài B.B.C. phải tổ chức những buổi truyền hình thử.
Công chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Công ty “Điện thị” của Baird bắt đầu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.