chú trọng xem giường bệnh nhân có kê ngay hàng hay không. Ông cầm cây
thước đo, hễ sai một phân là quát tháo ầm ĩ lên. Còn bệnh nhân thì ông chỉ
ngó qua, gật gật rồi đi. Quan niệm của ông về nghề Y rất kỳ quặc: Chỉ cần
đoán đúng bệnh là giỏi rồi, vấn đề chữa không quan trọng, con bệnh sống
hay chết không cần biết.
Tiểu khu thứ nhì và thứ ba do bác sĩ Bartsch chỉ huy và các cô đỡ phụ tá.
Bartsch hiền lành, hơi nhút nhát, học vấn tầm thường, không có tài gì cả.
Tiểu khu thứ nhất và thứ nhì thu nhận những người nghèo, chứa được 350
giường, kê trong những phòng rộng mênh mông. Một khi đã vô nằm đó thì
được luật pháp che chở: Công an cũng được bắt bớ, tra xét tên tuổi của sản
phụ, dù có lệnh của triều đình.
Tiểu khu thứ ba có 60 giường, giành cho người giàu có chịu đóng tiền. Có
phòng 6 giường, có phòng 10 giường. Có lối đi riêng, có cửa riêng để
người ngoài khỏi trông thấy. Hầu hết các sản phụ đều thuộc hạng quý phái,
có ngoại tình, giả trang, che kín mặt, cho không ai nhận ra được. Họ ghi tên
và địa chỉ thật trong một miếng giấy, đưa cho y sĩ, y sĩ niêm phong trước
mặt họ. Họ muốn nằm bao lâu thì nằm, muốn ra lúc nào thì ra. Khi ra,
người ta trả lại họ bao thư có địa chỉ và tên tuổi còn y nguyên. Họ có thể
mang theo đứa trẻ hoặc gửi lại cho Dưỡng đường nuôi.
Khi có người chết, người ta mở bao thư ra, coi địa chỉ và báo cho thân
quyến biết, nếu trong thư có dặn như vậy, còn không thì thôi.
Mà họ chết rất nhiều, trung bình là chết một phần ba. Tình trạng đó chung
cả Châu Âu. Có năm, Dưỡng đường Hotel Dieu ở Ba Lê chết già nửa số
sản phụ. Bốn năm liền, nhà hộ sinh ở Iéna chết hết ráo, không một người
nào sống sót … Trẻ con cũng vậy, đẻ ra ít ngày là chết, chết tới tám phần
mười!
Có khi cả chục bệnh nhân nằm chung một giường; những sản phụ mới sanh
nằm bên những kẻ hấp hối hoặc những thây ma lạnh ngắt mà 24 giờ sau,
người ta mới chịu khiêng xuống nhà xác. Thật là kinh khủng!
o0o