GƯƠNG HY SINH - Trang 137

- Có gì gấp vậy? Để đến mai được không?
- Không. Quan trọng lắm. Đây, xin ông coi. Tôi đã ghi lại đây từ năm 1841
đến năm 1846, ở tiểu khu của tôi có 1989 sản phụ chết, còn ở tiểu khu của
ông có 691 sản phụ chết.
- Tôi biết rồi, từ xưa nay vẫn vậy, tôi không hiểu tại sao. Chúng tôi săn sóc
sản phụ cũng y như bên ông, không khác gì cả. Thật là bí mật … Có lần tôi
đã nghĩ đến điều này: Ở bên tôi chỉ có cô đỡ giúp việc, chứ không có sinh
viên như bên ông. Đàn ông thì bao giờ cũng manh tay, tay họ lớn. Có lẽ tại
vậy chăng? Tôi không dám chắc. Nhưng ông đừng tuyên bố điều đó với ai
nhé. Sợ mất lòng người khác.
Semmelweis ra về, bất mãn vì lời giảng đó. Tại sao bên họ chết ít như vậy?
Cùng chung một mái nhà, cùng chung một lối trị … À, hay là tại sản phụ
sợ? Tiểu khu II ở cuối dãy, khi sắp có người chết, thì vị mục sư đi ngang
qua hành lang tiểu khu I rồi mới tới tiểu khu II và vừa đi, vừa rung chuông.
Có lẽ vậy … Chàng nhớ vẻ mặt kinh khủng của những bệnh nhân mỗi khi
nghe tiếng chuông leng keng. Mà mỗi ngày phải nghe 5 – 6 lần, có khi 10 –
20 lần. Đúng rồi! Họ sợ nên dễ chết.
Sáng hôm sau, chàng để ý ngóng vị mục sư, vừa thấy bóng ở xa đã chạy lại
thưa:
- Tôi muốn xin cha một điều.
- Bác sĩ cứ nói.
- Thưa cha, có cần phải rung chuông như vậy không ạ?
- Nghi thức từ xưa vẫn vậy.
- Có nhất định phải theo nghi thức đó không?
- Tại sao lại bỏ đi hả bác sĩ?
- Thưa cha, tôi nhận thấy sản phụ nghe thấy tiếng chuông là kinh khủng,
nhắm mắt lại, có kẻ run lên. Mà tôi ngờ rằng vì họ sợ quá mà họ chết ở tiểu
khu này nhiều như vậy. Nên tôi yêu cầu cha vì lòng nhân, đừng rung
chuông nữa, cứ lẳng lặng đi, thưa, có được không ạ?
Suy nghĩ một chút, mục sư đáp:
- Nếu bác sĩ cho rằng có lợi thì tôi cũng chìu ý.
- Đa tạ cha!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.