GƯƠNG HY SINH - Trang 22

Những đoạn đó cho ta thấy ông là một người có hiếu và đa cảm. Ông đa
cảm đến nỗi năm 1838, đã mười sáu tuổi, lên Paris học được mấy tháng rồi
nhớ nhà quá, phải bỏ dở sự học mà về.
Nhưng ông biết tánh đó là nhược điểm phải diệt, nên quyết chí lại
Besancon học để thi tú tài. Ông đậu tú tài khoa học, với một điểm tầm
thường về hóa học.!
Rồi ông thi vào trường Sư phạm, đứng thứ 15 trong số 22 người đậu. Và
đây, ta thấy tư cách của ông : đậu như vậy không phải là quá thấp, một sinh
viên khác tất đã vui vẻ vào học rồi, ông thì không, nhất định phải được vào
hạng giỏi mới mãn nguyện, nếu không vô học, về nhà luyện thêm một năm
nữa, năm sau thi vô, đậu số bốn.
Lần này ông phải lên Paris, mà hồi đó thành Paris đã nổi tiếng là nơi xa
hoa, trụy lạc. Thân phụ ông lo ngại cho ông. Ông thẳng thắn và cương
quyết đáp :
“Thưa ba má, để con thưa ba má nghe con làm gì trong cái thành phố
Paris rất đẹp đẽ mà cũng rất xấu xa về phương diện này. Ở đây, hơn hết
thảy những chỗ khác, đức và tật, ngay thẳng và gian trá, giàu sang và
nghèo khổ, tài năng và ngu đầu, lẫn lộn nhau, đụng chạm nhau. Nhưng khi
người ta có nhiệt huyết thì ở đây cũng như ở nơi khác, người ta vẫn giữ
được tấm lòng thành thực và chính trực.”

Thân phụ ông khuyên đừng quá ham học, ông đáp:
“Một lần nữa, con xin ba đừng ngại gì về việc học của con hết, ba cứ tin
chắc rằng con không học để đến nỗi đau đâu.”.

Rõ ràng là lời một thanh niên có nghị lực, có lý tưởng và tin ở tài đức
của mình.

* * *

Ở trường sư phạm ra, ông đã bắt đầu tìm tòi, nghiên cứu về hóa học và
năm hai mươi sáu tuổi phát minh được điều về các tinh thể, làm cho nhiều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.