GƯƠNG HY SINH - Trang 76

chất ở dưới chân bà, hàng chồng điện tín nằm trên bàn.
Sau lần viễn du đó bà tự thấy không có quyền được giam mình trong
phòng thí nghiệm nữa! Danh bà lớn quá, khắp giới khoa học đều ngưỡng
mộ thì bà phải đi xứ này, xứ khác để khuyến khích sự tìm tòi, khảo cứu.
Hết thảy các nước Âu châu đều tranh nhau đón bà tới diễn thuyết và dự
những hội nghị khoa học.
Ở Ba Lan dân chúng, kẻ góp công, người góp của, dựng lên một viên
radium và đạt tên là Viện Marie Sklodowka Curie. Viện cất xong, nhưng
thiếu tiền mua một gam radium. Bà lại hướng về Mỹ, nhờ bà Meloney giúp
sức và dân chúng Mỹ lại tặng bà một gam radium nữa.

Còn ở Pháp? Năm 1922, ba mươi lăm ông Hàn ở Hàn lâm viện Y học
ký tên trên một bản thỉnh nguyện xin viện bỏ thủ tục, bầu cử bà vào viện
mà không buộc bà phải ra ứng cử. Toàn thể viện hoan hô ý kiến đó, làm
cho các ông Hàn ở Hàn lâm viện Khoa học bẽ mặt.
Năm sau, chính phủ ký một đạo luật tặng bà một phần thưởng quốc
gia, một số lợi nhuận là bốn chục ngàn quan mội năm, có thể chuyển qua
hai người con của bà là Irène và Eve Curie.

Năm sáu mươi lằm tuổi, sức đã suy nhiều mà bà vẫn làm việc mười
hai hay mười bốn giờ một ngày. Nhiều người khuyên quá, bà chịu nghỉ
ngơi một chút, kiếm một tập thơ hoặc một tiểu thuyết để đọc, nhưng chỉ độ
nửa giờ, lại bỏ sách xuống, cầm cây viết ghi bài tính, những thí nghiệm. Có
đêm, hai ba giờ sáng, bà còn thức. Trong mười lăm năm, từ hồi đại chiến
thứ nhất kết liễu, bà bố cáo được ba mươi mốt công trình nghiên cứu, lại
viết một cuốn tiểu sử cho chồng, tức cuốn Pierre Curie, do nhà Denoël xuất
bản.

Năm 1920, hai con ngươi của bà đục lần lần, trông cái gì cũng mờ mờ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.