như sau một lớp sương mù. Bác sĩ lo sẽ thành bệnh mù. Bà cương quyết
chống với bệnh và dặn người nhà không cho ai biết, để báo chí khỏi loan
tin.
Tới nhà thương bà mượn một tên giả là Carée và buộc bác sĩ phải gọi
bà bằng tên đó. Đi đâu cũng phải có người dắt; vậy mà cũng không bỏ một
buổi nào ở phòng thí nghiệm. Bà phải dùng kiếng hiển vi để nhìn và những
cộng sự viên than tín phải viết chữ thật lờn để bà đọc. Các nhà giải phẩu
mổ mắt bà bốn lần, đến năm 1930, bà qua được tai nạn.
Có lần bà đã thất vọng, muốn về quê nghỉ ngơi, làm vườn, nhưng không
được; cả ngàn công việc ở Viện níu chặt bà lại, bắt bà phải làm việc tới khi
chết. Những nhà hảo tâm ở Khắp nơi gởi tiền về biếu Viện như ông
Rochefeller, ông Henri de Rostchild, hai anh em ông Lagard. Cảm động
nhất là một người nào đó đã tặng Viện ba triệu bốn trăm ngàn quan mà tìm
đủ cách để giấu tên. Rồi biết bao nhà bác học trẻ tuổi ở thế giới lien lạc với
bà, nhờ bà chỉ bảo, dắt dẫn. Như vậy thì làm sao mà về vườn được, mặc
dầu tuổi đã trên lục tuần. Biết rằng mình không còn sống bao lâu nữa, và lại
còn lo cho tương lai của Viện, bà thường than thở: “Tôi chết đi không biết
Viện sẽ ra sao;” Vì đã có ai thay thế bà được đâu; sự hiểu biết, kinh nghiệm
của bà về tính phóng xạ đã tới mức mà còn phải lâu lắm mới có người theo
kịp.
*
Cuối năm 1933, chiếu điện thấy có một cục sạn lớn ở trong trái mật,
bà bắt buộc phải nghỉ ngơi ít lâu; dự định cất một biệt thự ở Sceaux để
dưỡng lão. Nhưng chưa kịp thì bà đã ngọa bệnh, lên cơn sốt hoài. Mới đầu
bà không chịu đi bác sĩ, bảo:“ Làm phiền các ông ấy quá, trả tiền thì các
ông ấy không chịu nhận.” Sao mà bà lẩn thẩn đến bực đó! Và vẫn mỗi ngày
hai buổi tới Viện Radium.
Sức đã quá suy bà phải nằm liệt giường. Các bác sĩ mò bệnh không ra:
người cho bà bị bệnh cúm, người thì bảo là đau cuống phổi. Rọi kiếng hai