GƯƠNG NGƯỜI XƯA - Trang 15

thầm : « Kính thưa mẹ, Tây nó dụ con hàng để an dân và xây vững nền
thống trị của nó. Con đâu dám làm nhục vong hồn cha. Không giúp tay cho
Pháp thì chắc là tánh mạng không còn. Vậy con xin nghe theo lời mẹ. »

Cậu Chái vuốt quần áo cho ngay thẳng rồi nằm xuống, cầm con dao

bén, đâm thằng vào cuống họng.

Trời thảm đất sầu. Bên ngoài cơn mưa trút xuống như tỉn đổ.

Thế là rồi cả một dòng họ nhà ái quốc Trần văn Thành. Quê mà người

đương thời hồi ấy chỉ dám gọi là « Đức Cố Quản » chớ không dám động
đến tục danh.

Tại sao gọi là « Đức Cố Quản » ?

Nguyên là ông Trần văn Thành. Quê làm quản binh, trông nom một cơ

binh, ở biên giới An Giang – Cao Miên, chống giữ bờ cõi, dựng được lắm
chiến công oanh liệt nên người đương thời không dám gọi là ông Quản mà
gọi là Cố, tâng lên hàng « Cố ». Khi đối thoại với ông và ở ngoài dân chúng
thì gọi thêm là « Đức Cố Quản » cũng như Đức Vua, Đức Ngài, v.v…

Sanh trưởng trong một gia đình trung nông, có lẽ vì vậy mới có tòa

Thành Quế, – ông là người làng Bình thạnh Đông quận Châu Phú hạ, tỉnh
Châu Đốc. Hồi ấy là cuối thế kỷ 19, quân Pháp đang hoàn bị cuộc chinh
phục xứ Nam kỳ. Vua nước ta phải nhường cho thực dân hết tỉnh nọ đến
tỉnh kia. Tại miền Nam, có những phong trào khởi nghĩa chống Pháp nổi
lên dưới mấy danh nghĩa : « Cần vương », « Bình Tây – Sát tả », « Dân
chúng Tự vệ »… Bốn vị anh hùng cầm đầu các phong trào ấy còn ghi danh
lịch sử là : Trương công Định, Nguyễn trung Trực, Võ duy Dương và
Nguyễn hữu Huân.

Khi thất bại, các nhà ái quốc ấy sức cùng lực cạn, không còn đương

đầu được với súng đồng, tàu chiến của quân xâm lăng nữa, cho đến năm
1873 mới tạm ngưng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.