tình ăn phải : thế là ít lâu, bụng chướng lên vì món vật bị thư vào bao tử, lần
lần hiện nguyên hình. Có khi họ thư con gà vào bụng, có khi thư tảng đá.
Người nông dân nói trên đây bị thư lớn bụng, phải đến cầu cứu ông Cố
Quản giải thư cho. Ông bèn viết mấy chữ nho vào tờ giấy bản (giấy mỏng)
đốt ra tro, hòa nước cho anh uống. Kết quả anh đi tiêu không biết bao nhiêu
nùi tóc rối, hết nùi nọ đến nùi kia. Bụng anh xẹp lại, anh hết bịnh.
Tên Thổ căm tức lắm vì Đức Cố Quản đã thắng tà thuật của y.
Y quyết trả thù ở ngay chính ông, lợi dụng hôm mồng một đầu tháng,
thiện nam tín nữ lên núi Sam cúng Phật và nghe Đức Cố Quản thuyết pháp.
Y cũng đi theo và thư vào bình trà của ông một thỏi sắt. Thỏi sắt này đã
biến thành một hột nhỏ xíu, mắt người không thấy được.
Đức Cố Quản thản nhiên uống trà thuyết pháp.
Vài hôm sau, tên Cao Miên đến dọ tin tức thì được gia nhân Cố Quản
cho hay rằng ông đi tiêu ra cả một thỏi sắt. Tên Thổ không thể hại ông đau
ruột, đành phải đến tạ tội và xin tòng phục để học đạo với ông.
Nó đã cải tà quy chánh từ đó.
Hai câu chuyện trên đây là hoang đường khó tin, nhưng biết đâu đó chỉ
là một đòn chiến tranh tâm lý mà ông Cố Quản cho truyền khẩu đi khắp nơi
để gây niềm tin trong đám quần chúng còn nặng óc dị đoan.
Biết đâu ông Cố Quản chẳng là một người rành tâm lý, đã xếp đặt hai
vụ « đấu phép » để quy phục nhân dân, tăng thêm binh số, chờ ngày khởi
nghĩa.
Binh ngũ đàng hoàng, ông Cố Quản đã lập doanh trại trong rừng Bảy
Thưa rồi tuyên bố đặt tên quân đội là « Binh Gia Nghị ».
Sau 3 năm im hơi lặng tiếng, nhân dân An Giang lại được nghe danh «
Đức Cố Quản ».