GƯƠNG NGƯỜI XƯA - Trang 16

Cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa có thể gọi là cuộc khởi nghĩa chót của đất

Đồng Nai.

Pháp đã buộc triều đình Huế nhượng nốt ba tỉnh miền Tây là Vĩnh

Long, An Giang và Hà Tiên cho họ.

Lâm vào một tình cảnh một người dân mất nước, ông Quản Cơ không

cam chịu cúi đầu mà khuyên binh sĩ của ông rút về vùng Láng Linh, sát
rừng Bảy Thưa để chờ cơ hội. Láng Linh phía bắc giáp núi Sam, đông giáp
sông Hậu giang, tây giáp Thất sơn, nam là rừng Bảy Thưa, thật là lợi địa
cho công cuộc kháng chiến.

Các binh sĩ cũ của ông về đây khai hoang, lập ruộng sống một cuộc đời

chờ đợi.

Tuy là một nhà ái quốc luôn luôn nghĩ đến việc giải thoát non sông

bằng võ lực, ông Cố Quản thức thời, thấy dân chúng còn mê tín dị đoan nên
phải liệu gió phất cờ, lợi dụng tín ngưỡng của dân để hướng về chánh
nghĩa.

Vì thế ông lên núi để thọ giáo với đức Phật Thầy Tây An và được Phật

Thầy coi như tín đồ số 1 sẽ nối chí Ngài sau này truyền giáo trong nhân
dân.

Uy tín của ông Cố Quản càng tăng lên nữa,

Trong đời hành đạo của ông có hai việc được truyền tụng khắp dân

gian, làm cho người đời thêm tin ông có phép thuật mầu nhiệm. Có lẽ ông
phải dùng mánh lới này để gây một lòng tin mãnh liệt trong đám nông dân.
Đây hai việc được truyền khẩu trong dân chúng :

Trong làng ông có một người dân tranh nhau đất cát với một người Cao

Miên rồi bị tên này thư cho lớn bụng. Theo khẩu truyền thì phép thư là một
tà thuật mà người Miên hồi đó thường sử dụng để làm hại kẻ thù : họ hóa
phép cho một vật biến thể nhỏ lại hột mè, rồi đổ vào đồ ăn cho kẻ thù vô

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.