Rừng « Bảy Thưa » có 6 cây số chẳng biết có phải do tay người uốn
nắn không mà bên trên xòe hình tròn như sáu cái lọng. Có lẽ ông Cố Quản
muốn cho dân chúng tin là điềm trời báo trước sẽ khôi phục giang sơn đất
nước, sáu cái lọng tượng trưng cho uy quyền nhà vua dân Nam Kỳ đã thành
dân thuộc địa Pháp nhưng còn nặng óc tôn quân.
Dân chúng kính cẩn gọi rừng nầy là « Bảy Thưa Sáu Lọng » với cả
một hoài vọng rằng triều đình Huế sẽ khắc phục được 6 tỉnh đã mất.
Cuộc kháng chiến của « Binh Gia Nghị » thật là mãnh liệt và gây cho
quân Pháp những tổn thất nặng nề. Pháp đem tiền bạc ra mua chuộc dân
chúng để đưa đường chỉ lối cho họ vào tới rừng « Bảy Thưa » nhưng vô
hiệu quả, không ai ham tiền mà cho Pháp biết doanh trại của « Đức Cố
Quản ». Hết bị tập kích ở Tỉnh Biên, đến bị bao vây ở đồn cây Mít, Pháp
quân xính vính nhiều phen.
Một hôm quân lính bắt được một tên thổ chạy vào rừng Bảy Thưa,
nghi nó làm nội công cho Pháp bèn đưa ra tra tấn. Y khai tên Nguồn và nói
rằng vì đi săn bắn đuổi theo một con hươu bị trúng tên, y không biết đường
mới lạc vào nơi cấm địa.
Việc này được đưa lên ông Cố Quản phân xử. Ông nhìn hình dáng Thổ
Nguồn, tin là y lạc đường thật nên trả tự do cho y.
Ông có ngờ đâu hậu họa sẽ xẩy đến vì tên Thổ trả thù.
Thổ Nguồn khúm núm lạy tạ, nhưng đã phác họa trong đầu cả một
mưu mô làm phản. Y lấy một cây lác khô, bẻ nhỏ, rải trên đường từ rừng
Bảy Thưa ra, để sau này dễ nhận đường.
Ra tới tỉnh lỵ, y đến đồn binh Pháp xin làm người dẫn đường cho quân
Pháp tiến vào rừng Bảy Thưa.
Một trận quyết liệt được chuẩn bị, Pháp đã tìm ra đường lối vào tận
doanh trại của Đức Cố Quản. Họ huy động súng đồng, tàu chiến đủ cỡ, kéo