5. DỐC SỎI : ĐẤT THIÊNG KHÍ HÙNG
Dốc sỏi : một địa danh còn ghi lại trong lịch sử Biên Hùng.
Nơi đây, một buổi sáng tinh sương, người ta thấy 9 cái cọc đã trồng từ
hôm trước, mỗi cọc cột một tử tội, 7 người bận quần áo xanh còn 2 người
bộ bà ba màu nâu.
Một tốp lính « khố xanh » tất cả 12 người, bồng súng chĩa vào 9 tử tội
ngạo nghễ nhìn thẳng vào họ trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời. Lính «
khố xanh » là danh từ lính Việt trong quân đội thuộc địa Pháp hồi bấy giờ.
Họ bận quần áo kaki vàng, thắt dây lưng vải xanh, trước bụng có miếng vải
vuông màu trắng, nên mới gọi là lính « khố xanh ».
Phút chót của 9 tử tội đã đến. Viên « ách » (thượng sĩ) người Pháp chỉ
huy tốp lính giơ tay lên cho lịnh bằng một tiếng : « Phơ ». Cánh tay của y
hạ xuống thì 12 phát súng nổ đều ở 12 họng súng. 12 viên đạn ghim vào
thân của 12 tử tội từ phút này đã thành những tử thi gục đầu xuống ủ rũ,
đẫm máu.
Viên « ách » cầm súng lục đi tới gần đám tử thi bắn vào màng tang
(thái dương) mỗi người một phát cuối cùng cho chết hẳn.
Xong xuôi, một đám tù nhơn được lịnh đến cởi trói cho tử thi, bỏ chiếu
từng người chôn xuống 9 cái hố đã đào sẵn gần đó.
Đám tù này từ khám đường Biên Hòa đã được dẫn tới Dốc Sỏi từ chiều
hôm trước để chặt cây cối cho quang đãng, trồng 9 cái trụ thật vững và đào
9 cái hố.
Dốc Sỏi ở ven một khu rừng, cây cối xanh tươi, hoang vu, vắng vẻ.
Dốc Sỏi đã được sửa sang cho thành pháp trường.
Khi ấy vào đầu năm 1916, chín tử tội kia là chín nhà ái quốc Việt Nam
ở đất Biên Hùng, đã đổ máu đào đền nợ nước sau khi mưu toan việc lớn