Không biết trình độ bạo tàn của họ hơn kém nhau ra sao song Đạc cầm
quyền ở Thái Nguyên thì thật là một lựa chọn đích đáng của toàn quyền Sa
Lộ (Sarraut).
Đạc nói được tiếng Việt Nam, nói tiếng Việt như người Việt.
Thường đêm tối, ngoài phố phường có tiếng rao : « Ai bánh dầy bánh
giò ra mua ! » Người ta gọi vào nhà mua ăn thì trời đất ơi ! Người bán bánh
dầy bánh giò té ra là « Quan Công sứ » trá hình. Đạc đã bận quần áo vải
nâu, đội thúng bánh lên đầu, chân đi đất, lo xét dân tình, xem có nhà nào
chống Pháp thì…
Nhờ lối trá hình ấy mà y thỉnh thoảng khám phá được nơi ẩn trú của
các nhà cách mạng, không thì cũng bắt được một vài sòng bạc đang sát phạt
nhau.
Đạc còn nghĩ ra một nhục hình tra tấn các phần tử ái quốc bị bắt : cho
đi tắm biển « Măng ». Có lẽ y động lòng sầu xứ, nhớ đến biển Manche là
một biển phân cách Pháp với Anh, y mới nảy ra sáng kiến đào một biển «
Măng » ở ngay khám đường. Nhưng biển Măng ở đây không lớn, nó cũng
không có nước mặn mà chỉ phát ra một hơi thúi, ngửi không được. Biển
Măng của Đạc là hầm chứa phẩn, từ các cầu tiêu chảy đến.
Nhà ái quốc nào không chịu khai là được bọn lính tra tấn nhận xuống
hầm chứa phẩn cho ngập đến cổ. Mệt quá rồi vì phẩn làm bít lỗ chân lông,
mặt mày xanh lét, sắp ngộp thở, thì người tù được đưa lên xối nước cho hồi
dương.
Những tên gác khám lợi dụng cái biển Măng ấy mà khảo tiền những
người giàu có bị bắt tình nghi. Chúng làm tiền trắng trợn nhờ lối tra tấn cực
kỳ dã man mà quan thầy chúng tạo ra.
Tỉnh Thái Nguyên nổi tiếng hồi đó vì cái biển « Măng » của công sứ
Đạc. Dân còn nhớ mãi một hình phạt nữa do viên Công sứ đặt ra để làm
gương cho những người muốn « phiến loạn ». Năm ấy y bắt được một