8. TIẾNG SÚNG KHỞI NGHĨA ĐẦU TIÊN
Một hôm vào mùa hạ năm 1915, tại tòa Lãnh sự Đức, ở Vọng Các, có
thết một bữa ăn thân mật trong vườn hoa Sứ quán.
Dự tiệc, ngoài hai ông sứ thần Đức và Áo là chủ nhân, chỉ có hai người
Việt-Nam bận Âu phục, một người thông ngôn và nữ bí thư của lãnh sự
Đức. Tất cả 6 người trong lúc ăn uống, nói chuyện mưa gió phong tục, tập
quán của dân bổn xứ hai bên, chứ không đá động gì đến quốc gia đại sự.
Ấy vậy mà hai người khách dự tiệc, hai người Việt Nam, lại là hai nhà
cách mạng bôn ba hải ngoại : cụ Mai Sơn và cụ Đặng tử Kính, đồng chí của
Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, ở Quảng Đông mới tới Xiêm (Thái Lan).
Hai nước Đức và Áo hồi ấy còn là đồng minh và cuộc chiến tranh Pháp
Đức đã bước qua năm thứ nhì. Người Đức muốn liên lạc với nhà cách mạng
Việt Nam để ngầm giúp, hầu mong có thể gây lên một cuộc khởi nghĩa ở
V.N. hầu làm khó dễ cho chính phủ Pháp. Người Pháp sẽ lo lắng đối phó
với tình hình thuộc địa sẽ yếu thế ở ngay trong nước, quân đội Đức sẽ có cơ
hội thắng lợi.
Tòa lãnh sự Đức đa tỏ ý muốn gặp Kỳ ngoại hầu Cường Để song nhằm
lúc cụ Cường Để đi viếng Âu châu, không có mặt ở nước Tàu, còn cụ Phan
bội Châu, người thứ nhì cầm quyền điều khiển các nhà cách mạng ở hải
ngoại, thì lại mắc vòng lao lý : cụ đang bị giam cầm ở Quảng Đông, vì
Long Tế Quang bắt cụ, toan bán cho Pháp.
Từ ngục thất, cụ Phan bội Châu được báo tin tòa lãnh sự Đức muốn
tiếp xúc với đảng cách mạng, cụ bèn cử hai cụ Mai Sơn và Đặng tử Kính
thay mặt các đồng chí mà đi Xiêm nói chuyện.
Sau các cuộc mật đàm, khi ở tòa lãnh sự, khi ở nhà riêng các bạn hữu
ông đại sứ, để tránh tai mắt của gián điệp, hai cụ Mai và Đặng đã hiểu rõ
thâm ý của nước Đức : muốn giúp phong trào cách mạng nổi lên ở Việt