Cụ Hoàng Trọng Mậu cử ông Đinh Hồng Việt đảm lãnh việc quân sự.
Ông Đinh Hồng Việt còn có tên là giáo Trung nữa, là con cụ tổng đốc Đinh
duy Trinh tỉnh Nam Định (Bắc Việt). Giáo Trung có một người em lấy
Trương như Cương, thượng thơ bộ lại ở triều đình Huế. Ông Cương sinh ra
một người con gái gả cho Hoàng thân Bửu Đào tức vua Khải Định sau này
(thân phụ của Bảo Đại). Nhưng một năm trước khi lên ngôi, Hoàng thân
Bửu Đào đã bỏ vợ, để lấy người khác.
Tóm lại, Giáo Trung đáng lẽ là cậu vợ của vua Khải Định.
Năm 1906 ông xin nghỉ dạy học ở Nam Định, tham gia phong trào
Đông Kinh Nghĩa Thục.
Khi Đông Kinh Nghĩa Thục bị đóng cửa, ông trốn sang Tàu tính theo
các nhà cách mạng mưu toan đại sự, song ông bị bắt ở vùng biên giới và bị
kết án 6 tháng tù. Tù tội cũng không làm nhụt được nhuệ khí của ông. Hết
hạn tù ông lại trở về con đường cũ. Lần này ông đi thoát sang Vân Nam rồi
hoạt động cùng các nhà cách mạng đã xuất ngoại trước ông.
Ông kết thân với Hoàng Trọng Mậu, Nguyễn cẩm Giang (tức cụ
Nguyễn Hải Thần) và được các đồng chí giao cho lãnh chức « Trung gian
sứ » ở Vọng Các, tức làm trung gian cho đảng cách mạng giao thiệp cùng
các Việt Kiều ở Xiêm và các người ngoại quốc.
Đến tháng 3 năm 1915 đảng cách mạng quyết đánh đồn Tà Lùng chiếm
cứ tỉnh Cao Bằng làm căn điểm xuất phát cuộc tổng khởi nghĩa.
Bộ tham mưu đặt tại nhà một người Tàu tên là A Nông tại Long Châu ;
nhà này còn là nơi chưa võ khí của đảng cách mạng Việt-Nam nữa. Nhà
cầm quyền địa phương Tàu hồi ấy cũng biết các cuộc toan tính này song
nhắm mắt bỏ qua, chờ nếu phe cách mạnh thành công thì nước Tàu là nước
được hưởng những quyền tối huệ. Hơn nữa trong quân đội khởi nghĩa sẽ
kéo về giải phóng lãnh thổ Việt-Nam có cả người Tàu nữa. Ông Hoàng
Trọng Mậu nhờ một vạn bạc của lãnh sự Đức viện trợ mà có tiền mộ lính