Tàu, trả lương cho họ 10 đồng một tháng : ông còn mộ cả lính Thổ (dân
thượng du Bắc Việt).
Toán lính xung phong được giao cho Giáo Trung chỉ huy gồm 100
người : 50 người Việt đi tiền đạo và 40 người Tàu cùng 10 người Thổ đi
hậu tập. Ngoài ra còn một người Việt sống lâu năm ở vùng biên giới lãnh
việc chỉ đạo vì anh em này rất am tường những đường mòn băng qua rừng
già.
Võ khí của đoàn xung phong gồm có 10 súng trường, 40 súng lục, 20
cái rựa, (búa chặt cây trong rừng), 60 trái lựu đạn.
Đêm 12 rạng ngày 13 tháng 3 dương lịch, người chỉ đạo đi dọ đường
vào 3 giờ và 4 giờ sáng đoàn quân khởi nghĩa tới Tà Lùng.
« Ách cha là ; Chiu viu ! »
Câu cảnh cáo ấy vừa thốt ra ở cửa miệng anh lính khố đỏ Lê Luân ;
anh gác đồn Tà Lùng, đứng trên pháo đài ở hướng Tây Nam, vừa nhận thấy
tiếng động như có chân người đi từ phía ngoài tiến tới gần đồn.
Xin mở một dấu ngoặc để giải thích qua câu hô trên đây : thời Pháp
thuộc, các lính bổn xứ dù là Việt hay Miên, Lào, bị tuyển mộ trong các cơ
binh khố xanh hay khố đỏ, đều dùng tất cả các hiệu lịnh nhà binh bằng tiếng
Pháp. Nói với viên đại úy, người lính thất học cũng làu làu tiếng « Tây bồi »
và gọi đại úy là « Cập tển ». Các khẩu hiệu nhà binh anh cũng biết hô bằng
tiếng « Tây bồi » nữa.
« Ách cha la, chiu viu » là âm ở câu : « Halte là ! Qui vive ! ».
Các cấp người Pháp muốn hiểu thế nào thì hiểu.
Những bóng người tiến tới tuy không rành tiếng Pháp, song cũng cảm
thấy câu hô ấy có nghĩa là : dừng chân lại ! không tôi bắn nát « Ai đó ! Tớ
đây mà ».