GƯƠNG NGƯỜI XƯA - Trang 63

Nguyên là cụ Phan nói tiếng Quảng Đông rất giỏi, nhờ đó mà trong khi

bị giam cụ làm quen được với anh đầu bếp Lưu Á Tam người Quảng Đông.
Cụ mạo nhận là người đồng hương với anh và hai bên nảy nở tình cảm. Lưu
Á Tam trở thành người liên lạc cho cụ Phan với bên ngoài.

Anh ta thường đưa thư của cụ đến bà họ Chu, chủ nhà trọ cũ, rồi Chu

thị lại chuyển thư của cụ đến các đồng chí.

Trong thư, cụ Phan nói đến sức khỏe hay hỏi thăm anh em, không có gì

là quốc gia đại sự mà khiến cho Á Tam phải lo ngại. Một hôm cụ Phan ngẫu
hứng làm một bài thơ « Tự thán » gởi ra cho anh em đọc trong lúc tửu hậu
trà dư. Bài thơ nói lên tâm sự người sa cơ lỡ bước chí chưa thành mà đã
mắc vòng lao lý, rồi đây có thoát khỏi rơi đầu không ?

Lưu Á Tam đem bài thơ này ra nhằm lúc đang có cuộc khám xét gắt

gao nhà các Việt kiều. Anh hoảng sợ không dám đưa đến cho Chu thị. Anh
cũng tạm ngưng sứ mạng liên lạc viên. Còn bài thơ của cụ Phan, anh không
tiện giữ trong túi, phải giao cho một người bạn tâm phúc cất giữ hộ.

Một sự tình cờ xảy đến : người bạn của Á Tam có công việc phải đi

Thượng Hải và khi anh đến thành phố này thì lại gặp một bạn anh làm ký
giả, anh bèn đưa cho bạn bài thơ của cụ Phan Bội Châu.

Tên tuổi cụ Phan không xa lạ gì với văn giới Thượng Hải vì cụ có văn

tài, đã từng dùng cây bút mà viết bài đăng báo lấy tiền độ thân và giúp các
đồng chí. Cụ đã lưu lại Thượng Hải một kỷ niệm tốt vì người Tàu ở đây
không quên những câu văn hùng tráng của cụ.

Bây giờ một ký giả Tàu vớ được một bài thơ « Tự Thán » của cụ có

khác nào được ông Tổ Nghề nghiệp giúp đỡ : Anh đã vớ được mỏ vàng.
Dịp may mấy thuở ; anh lượm được một tin « giựt gân » mà chưa báo nào
hay biết, anh lại còn được cả một bài thơ, thủ bút của cụ Phan, biết đâu
chẳng là bài thơ cuối cùng của cụ trên đất nước Tàu, một bài thơ tuyệt
mạng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.