GƯƠNG NGƯỜI XƯA - Trang 67

Nguyễn Thái Học không viết bỏ bút xuống, nhìn lên trần nhà mỉm

cười. Cô « Sâu Róm » kêu Học đứng lên, hỏi :

- Thằng « nhà quê » ! Tại sao mày cười ?

- Ta cười vì ta không khóc.

- A thằng hỗn xược ! Mày là người tỉnh nào ?

- Người Việt Nam.

Câu trả lời đượm màu tư-tưởng quốc gia này, làm cho cô « Sâu Róm »

khó chịu, bực tức. Cô hỏi tiếp :

- Ba má mày tên gì ?

- Song thân ta tên « Việt-Nam ».

Cô giáo nắm cánh tay Học toan kéo lên ông Đốc để trình về ngôn ngữ

của Học, song cô bị Học hất mạnh tay ra. Cô biết cô gặp phải một học sinh
không phải tay vừa, rồi không hiểu nghĩ sao, cô không lôi cậu học trò ngỗ
nghịch ấy lên văn phòng hiệu-trưởng nữa mà chỉ dọa một câu :

- Rồi mày sẽ biết.

Sau giờ ám tả ấy, các bạn đều lo cho Học sẽ bị đuổi.

Nhưng chờ ngày ấy qua ngày khác, cậu học trò bướng-bỉnh vẫn còn

ngồi trong lớp. Có lẽ cô giáo Pháp kia không muốn gây ác cảm, nên bỏ qua
những tư tưởng quốc gia mà cô nhận thấy ở Nguyễn Thái Học.

Khi lên năm thứ nhì, thầy giáo Pháp luyện giọng Tây cho học trò là

giáo sư Thomas đã có xung đột với học trò trường Chasseloup-Laubat ở
Saigon, vì khó tánh và hay phạt. Bị mất mặt vì cuộc xung đột ấy, ông phải
đổi ra Hà nội dạy tại trường Sư phạm.

Cha cậu học trò đã cầm đầu cuộc xung đột với ông ở Saigon là một

người Việt « có thế lực lắm » cậu mới được học trường Pháp. Vì thế khi ra

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.