GƯƠNG NGƯỜI XƯA - Trang 68

Hà nội, ông Thomas ghét học sinh V.N. lắm. Trời dun rủi sao ông lại phải
dạy ở trường học sinh V.N.

Đến kỳ thi lên lớp, ông đọc ám tả cho học trò viết, và cố ý « trát » học

trò, chỉ đọc mỗi câu có một lần. Nhiều cậu không nghe kịp phải để từng
đoạn trống trong bài thi. Cố nhiên Nguyễn-Thái Học bực tức nhất vì cậu
không giỏi Pháp ngữ.

Cậu không viết nữa và nửa chừng đứng lên xé giấy thi, bỏ ra ngoài.

Nhưng cậu mới bước tới cửa lớp, đã bị thầy giáo ngăn lại :

- Mầy đi đâu ? Mày không thấy xấu hổ với anh em sao ? Trong khi ai

cũng viết kịp thì mày bỏ dở bài thi.

- Còn ông, ông không xấu-hổ với các thầy giáo khác sao, các thầy ấy

đều được học trò mến phục, còn ông thì trái lại…

- Tại sao vậy ? Mày cắt nghĩa tao nghe.

Nguyễn Thái Học tuy dở tiếng Pháp nhưng cũng có thể nói chuyện với

giáo sư bằng thứ tiếng Tây « ba rọi » trật lất văn phạm và từ ngữ. Tuy nhiên
giáo sư Thomas cũng hiểu rằng Học nói cho ông biết : ông oán ghét học trò
V.N. vì ông không được dạy trường Albert Sarraut (trường trung học Pháp ở
Hà Nội) chớ gì ? Ông suy nghĩ một phút rồi dịu giọng :

- Chắc các trò oán ghét tôi vì tôi đọc ám tả có một lần, nghe không kịp.

Có vậy, đi thi mới chắc đậu.

Rồi giáo sư còn nói thêm cho cả lớp hiểu rằng ông không có ác ý đâu.

Kế đó ông đọc lại bài ám tả từ đầu mà mỗi câu đều đọc 2 lần chậm rãi.

Từ hôm ấy ông bớt gắt gao. Có lẽ ông thấy Nguyễn Thái Học bướng

bỉnh, ông lo ngại sẽ xảy ra cuộc xung đột như ở Saigon, thì ông không còn
đất sống ở V.N. nữa, đến phải sang Phi châu mà dạy học hay phải về Pháp
không chừng. Chống với vị giáo sư khó tính mà Nguyễn Thái Học giúp cho
cả lớp không còn bị ông làm khó dễ nữa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.